Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quan tâm đến phong tục, tập quán khi đưa ra các quy định về đất đai

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV vừa xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn đánh giá cao nỗ lực của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội tại 2 Kỳ họp Quốc hội để hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn nêu, Nghị quyết số 18 của Trung ương yêu cầu: Tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Báo cáo của Chính phủ tổng hợp ý kiến nhân dân cho thấy rất nhiều ý kiến liên quan đến đất đai cho đồng bào thiểu số được đề cập. Đại biểu đánh giá cao việc bổ sung trong Dự thảo một số quy định liên quan đến đất đai cho đồng bào như tại khoản 3 Điều 79, Điều 112, Điều 250. Đặc biệt, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 11.

Tuy nhiên, đối với trường hợp cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất lần 2 thì Điều 48 Dự thảo Luật lại bó hẹp hơn Luật hiện hành cũng như dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, những trường hợp này không được chuyển nhượng kể cả sau thời hạn 10 năm. Do đó, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động của quy định.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Vì vậy, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào khi đưa ra các quy định về đất đai. Do đó, đề nghị bổ sung nguyên tắc: Tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 5 Dự thảo Luật làm cơ sở cho các chính sách quy định tại Điều 16.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 70 Hiến pháp quy định: Quốc hội quyết định chính sách dân tộc. Trong khi đó, khoản 6 Điều 16 lại giao Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn. Khoản 9 Điều 16 lại giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, đề nghị rà soát để bảo đảm tính hợp hiến về thẩm quyền quyết định chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số vì đây là nội dung cơ bản của chính sách dân tộc.

Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, độ chính xác thấp

Về trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý đất đai đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện tại Điều 17 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông đề nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại nội dung này với lý do các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực vùng 1, 2 hoặc các vùng lân cận xã các khu vực vùng 3 rất khó khăn cho việc bố trí đủ đất sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông

Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối tượng hưởng từ chính sách này. Đồng thời, qua thực tiễn có thể nhận thấy ở nơi phần lớn dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn có vấn đề quản lý, sử dụng đất các nông, lâm trường nói chung, công tác quản lý diện tích đất thu hồi từ các công ty nông lâm nói riêng.

Luật Đất đai năm 2013 và các luật chuyên ngành chưa thực sự đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực dẫn đến chồng chéo, gây khó khăn cho thực hiện, đặc biệt là việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ việc gia tăng dân số, nhất là tình hình dân di cư không theo kế hoạch gia tăng nhanh và đời sống của người dân ven rừng còn nhiều khó khăn như ở Đắk Nông là một ví dụ.

Diện tích rừng thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp, lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý còn manh mún, liền kề với nương rẫy của người dân và chủ yếu là rừng gỗ nghèo, rừng lồ ô, tre nứa tái sinh dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ của địa phương.

Việc giao đất cho các nông, lâm trường trước đây chưa được đo đạc rõ ràng để quản lý bằng bản đồ và lưu trữ đầy đủ. Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, có độ chính xác thấp, dẫn đến việc giao đất chồng lấn lên đất của một số tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng.

Quá trình lập hồ sơ, thủ tục thu hồi đất rừng chỉ thực hiện theo hồ sơ quản lý nên khi tiến hành điều tra hiện trạng nhiều diện tích rừng đã bị giảm từ nhiều năm trước đây, nếu không nói chỉ còn hình thức trên giấy. "Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định cụ thể trong Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành để có hướng giải quyết căn cơ cho vấn đề này" - đại biểu đoàn Đắk Nông bày tỏ.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng

Phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại hội nghị về vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, các đại biểu có trao đổi, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để xem xét chính sách đất cho sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một văn hóa đặc trưng và rất cần quỹ đất để cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét và cùng với Ủy ban Kinh tế nghiên cứu.

Về vấn đề giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong lần tiếp thu này tại dự thảo Luật, "trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số là quy định và phải có trách nhiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó kể cả thu hồi đất nông, lâm trường, đất các tổ chức, đơn vị không hiệu quả và những đất đai đảm bảo được sản xuất nông nghiệp cũng như đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số".

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quốc Khánh, có quy định khi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số lần 2, trong đó có "những điều cấm mua và cấm bán, cấm chuyển nhượng", qua đó nhằm đảm bảo công bằng của đồng bào dân tộc chưa được giao lần 1.

"Thực tế tại một số vùng, khi được giao đất thì người dân lại bán, dẫn tới thiếu quỹ đất sản xuất. Cho nên chúng ta sẽ có điều khoản để nghiêm cấm việc này, tạo điều kiện hết sức nhưng cũng phải có điều khoản nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách" - Bộ trưởng nói.

Quỳnh Nga

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Ngày 16/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động