Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai
Tôn giáo - Tín ngưỡng Chủ nhật, 30/04/2023 - 21:04
Người Jrai ở Gia Lai: Rộng ràng ngày lễ Cúng rừng Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số |
Người Jrai cầu mưa trên núi thần
Năm nay, Lễ hội được diễn ra vào hai ngày 30/4 và 1/5, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), người dân tộc Jrai đã tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui - một nghi lễ truyền thống để mong mưa đến tưới cho đồng ruộng và cuộc sống. Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Jrai, cũng như là dịp để quảng bá các giá trị văn hóa và du lịch của địa phương.
![]() |
Ông Siu Phơ dẫn đầu đoàn nghi thức rước lễ cúng lên núi Chư Tao Yang. Ảnh: Phúc Lâm |
Trung tâm của Lễ hội là phần lễ cầu mưa được tiến hành trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang - nơi được coi là nơi linh thiêng nhất của người Jrai vào buổi sáng sớm. Chỉ có các Pơtao Apui - những người giữ vai trò như thầy cúng trong các nghi lễ của người Jrai mới được thực hiện phần lễ này.
Trước khi vào lễ, người phụ tá của Pơtao Apui phải chuẩn bị các lễ vật gồm: 1 ghè rượu ngon, sáp ong se thành từng cây nến, gạo nếp đẹp, thịt cắt khúc bày sẵn. Người phụ tá sẽ ngồi về hướng lễ vật, cắm chiếc cần rượu cúng của Pơtao Apui vào ghè rượu, đầu cần xoay về hướng người cắm. Sau khi đã chuẩn bị xong, người phụ tá bắt đầu xoay cần về phía đối diện, vái lạy 3 lần rồi thắp nến.
![]() |
Lễ vật cúng gồm: rượu ghè, thịt heo, sáp ong se thành từng cây nến, gạo nếp đẹp… Ảnh: Phúc Lâm |
Lúc này, Pơtao Apui sẽ ngồi vào chỗ của người phụ tá, lạy 3 lạy để chào thần linh và rót nước vào ghè rượu bằng tay phải. Đặc biệt, trong lúc rót rượu, Pơtao Apui sẽ đưa tay trái cầm lấy cổ tay phải. Sau đó, ông ta sẽ vừa khấn vừa lấy gạo trong tô ra để mời các vị thần như: Thần Núi, Thần Sông, Thần Gỗ... Sau đó, Pơtao Apui sẽ ném thịt 3 lần về phía trước để mời các Yang ăn uống.
![]() |
Ông Siu Phơ cùng các cộng sự sắp xếp, chuẩn bị dụng cụ, lễ vật trước khi thực hiện nghi lễ cúng. Ảnh: Phúc Lâm |
Cuối cùng, Pơtao Apui sẽ nói lời cầu nguyện và xin ơn trên ban phước cho lời khấn trở thành hiện thực. Ngay lúc này, chiêng trống vang lên, phụ tá cũng đứng dậy và làm động tác đại bàng bay lên để đưa lời cầu mưa lên trời. Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui kết thúc bằng những giọt nước thánh được vẩy ra ở buổi lễ.
![]() |
Già làng, người uy tín đánh cồng, chiêng mời các Yang về chứng giám lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Phúc Lâm |
Ông Siu Phơ (phụ tá của ông Rah Lan Hieo - phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) cho biết: “Lễ cúng cầu mưa là phong tục truyền thống của người Jrai, được ông, bà truyền lại và gìn giữ đến ngày hôm nay. Người Jrai chúng tôi xem đây là nghi thức tín ngưỡng hết sức quan trọng. Lễ cúng cầu mưa mang ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.”
![]() |
Ông Siu Phơ (phụ tá của ông Rah Lan Hieo-phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) thực hiện nghi thức cúng cầu mưa. Ảnh: Phúc Lâm |
![]() |
Người phụ tá múa với động tác đại bàng bay lên để đưa lời cầu mưa lên trời. Ảnh: Phúc Lâm |
Văn hóa và du lịch
Ngoài phần Lễ cầu mưa, Lễ hội Yang Pơtao Apui còn có phần hội với nhiều hoạt động văn hóa và thể thao đặc sắc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Thiện, gồm: Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số huyện lần thứ XIV năm 2023, diễn tấu cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, trò chơi dân gian, phiên chợ nông sản...
![]() |
Thầy cúng cùng các già làng, người uy tín cùng uống rượu ghè chung vui sau lễ cúng. Ảnh: Phúc Lâm |
Ông Nguyễn Ngọc Ngô – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui, chia sẻ: Nhằm kỷ niệm 30 năm ngày Di tích Plei Ơi được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia (24/3/1993-24/4/2023), huyện đã quyết định tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui với nghi thức cúng cầu mưa được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa. Song song với Lễ cầu mưa, huyện triển khai tổ chức nhiều chương trình văn hoá, thể thao, du lịch hấp dẫn khác.
![]() |
Các già làng và người uy tín thưởng thức những ghè rượu ngon do bà con đóng góp. Ảnh: Phúc Lâm |
“Đây là dịp để người dân trong huyện và du khách gần xa giao lưu, vui chơi và thưởng thức các nét đẹp văn hóa truyền thống của người Jrai. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các tour du lịch kết nối tại các địa phương trong huyện như: hồ Ayun Hạ, chùa Quang Sơn (xã Ayun Hạ), làng văn hoá – du lịch Plei Rbai (xã Ia Piar) và hồ sen Ktoang (xã Ia Yeng). Du khách cũng có dịp mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương được trưng bày ở 23 gian hàng tại khuôn viên khu Di tích.” - ông Nguyễn Ngọc Ngô cho biết thêm.
![]() |
Các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa xoang do nghệ nhân các địa phương trên địa bàn huyện Phú Thiện trình diễn. Ảnh: Phúc Lâm |
Lễ hội Yang Pơtao Apui không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn và mong ước về một cuộc sống an lành, sung túc của người Jrai mà còn là cơ hội để quảng bá các giá trị văn hóa và du lịch của địa phương. Qua đó, góp phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế không khói tại địa phương.
Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer
Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar
