Người Jrai ở Gia Lai: Rộng ràng ngày lễ Cúng rừng
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 28/03/2023 - 09:55
Tinh thần đoàn kết trong Lễ hội cầu an dân tộc Ba Na Quảng Bình: Đồng bào dân tộc Ma Coong vươn lên thoát khỏi cái khó, cái nghèo |
Từ lâu, Lễ hội Cúng rừng đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùa xuân với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản khỏe mạnh, cây rừng xanh tươi...Ngày hội năm nay, bà con người Jrai tại 2 làng O Grang và làng De Chí (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã cùng góp nếp, thịt, ghè rượu để cùng thực hiện nghi lễ cúng rừng bên dòng suối Ia Cor.
![]() |
Người Jrai tổ chức lễ Cúng rừng cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu |
Trước khi diễn ra lễ cúng chính, bà con hòa mình vào không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia. Vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng là rượu ghè, cơm lam, gà, thịt, lễ vật chính là một con lợn được dâng lên thần rừng với tất cả lòng thành kính.
Ngay từ sáng sớm, bà con 2 làng O Grang và làng De Chí đã tấp nập gùi thịt, nếp lên núi Ia Cor để chuẩn bị cho lễ cúng. Người chủ trì buổi lễ này là già làng Siu Tơr (làng O Grang).
![]() |
Ngay từ sáng sớm, bà con 2 làng O Grang và làng De Chí đã tấp nập gùi thịt, nếp lên núi Ia Cor để chuẩn bị cho lễ cúng |
Già Siu Tơr cho biết: "Lễ cúng rừng này được dân làng lưu giữ từ xưa đến nay. Vào dịp tháng 3, dân làng có thời gian rảnh nên thường họp làng để tổ chức nghi lễ cúng rừng. Nhiều năm nay, chính quyền đã hỗ trợ, quan tâm nên lễ cúng rừng cũng tươi vui và hàng trăm bà con, du khách cùng tham dự".
Lời khấn trong lễ cúng rừng thường được các già làng truyền khẩu qua các đời. Nội dung của lời khấn nhằm cầu mong có dân làng, một năm gặp nhiều may mắn, bình an, không có bệnh tật... Dân làng lên rừng làm rẫy, bắt chuột được thần rừng che chở… Đây là nghi lễ truyền thống hàng năm nhằm tạ ơn thần rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày nuôi sống bà con dân làng.
![]() |
Đây là nghi lễ truyền thống hàng năm nhằm tạ ơn thần rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày nuôi sống bà con dân làng. |
Nhiều năm nay, chính quyền UBND xã, huyện và lực lượng Kiểm lâm đã hỗ trợ để lễ cúng rừng thành một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, hấp dẫn người dân khắp các huyện lân cận đến tham gia. Đối với người Jrai tại xã Ia Pếch, lễ cúng rừng được xem là một lễ lớn, quy tụ tất cả dân làng, từ người già cho tới trẻ em, đàn ông và phụ nữ. Tùy theo điều kiện, lễ cúng được tổ chức với quy mô khác nhau.
Sau nghi thức lễ cúng, dân làng cùng vui vẻ thưởng thức thịt gà, heo dưới tán rừng già. Khi chếnh choáng men rượu, bà con lại cùng hòa nhau vào nhịp múa xoang, trong tiếng chiêng rộn ràng, vang vọng giữa rừng.
Ông Đào Lân Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai chia sẻ: Nhiều năm qua, huyện rất quan tâm đến các hoạt động tâm linh văn hóa gắn với việc bảo vệ rừng như thế này. Trong thời gian sắp tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng nghi thức cúng rừng ra các xã, đặc biệt là những vùng nóng về tình trạng xâm hại rừng.
Đồng thời nhân rộng mô hình giao khoán rừng để cùng với người dân phối hợp công tác phủ xanh đồi trọc, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tôi cũng rất mừng khi người dân trong làng đã dẫn con cháu đến tham dự buổi lễ. Điều này thể hiện những sự tiếp nối các thế hệ trong việc bảo vệ rừng".
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
