Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ ba, 28/02/2023 - 09:35
Kon Tum: Người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồngBà Rịa - Vũng Tàu: Đón siêu tàu du lịch đưa hơn 3.800 du khách quốc tế đến Việt Nam |
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước; nhu cầu du lịch tâm linh, tôn giáo của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch phát triển.
![]() |
Du lịch tâm linh trở thành động lực phát triển du lịch Việt Nam |
Khách du lịch tâm linh, tôn giáo ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như: Đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…
Thông qua đó, hoạt động du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); đền Trần - phủ Dầy (Nam Định)…
Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh. Hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.
![]() |
Du lịch tâm linh đem lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm, cân bằng và củng cố đức tin |
Đến các điểm du lịch tâm linh, tôn giáo, du khách có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng, tham gia vào nghi lễ, lễ hội truyền thống và các hình thức nghệ thuật. Họ cũng tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ hướng dẫn thích hợp tại khu tôn giáo. Vì thế, du lịch tâm linh theo một cách nào đó nhằm cung cấp thực hành bài học cho du khách, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa, niềm tin, truyền thống và lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, du lịch tâm linh cũng là hình thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam và lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.
Không dừng ở đó, du lịch tâm linh, tôn giáo còn góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Kết quả này thể hiện sự đúng đắn chủ trương của nhiều địa phương hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.
Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - ông Chu Văn Tuấn cho biết, việc phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo đã tạo ra những lợi ích văn hóa, kinh tế, xã hội. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Các hoạt động du lịch đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ lễ, bán đồ lưu niệm… Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, các loại nông sản cũng được tiêu thụ nhiều hơn.
Ông Tuấn còn cho rằng, phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lan tỏa các giá trị văn hóa trong cộng đồng, xã hội. Nguồn thu từ du lịch tâm linh tiếp tục được tái đầu tư tôn tạo, trùng tu cho các di tích, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… Đồng thời du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần tăng cường gắn kết xã hội, giáo dục truyền thống, cũng như nâng cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh, tôn giáo đa dạng, độc đáo cùng những định hướng rõ ràng, du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong tiến trình hội nhập. Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Tin mới nhất

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai
Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Yang Pơtao Apui: Cầu mưa trên núi thần – Văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Jrai

Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác xin khảo sát, xây dựng thiền viện rộng 50ha tại huyện miền núi Quảng Nam

Nô nức trẩy hội Am Chúa

Lễ cúng ché, coi ché như một thành viên trong gia đình

Lễ hội Chá Mùn, lễ tục cầu mùa, cầu phúc của người Thái đen

“Lumo - Câu chuyện Phúc âm” lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam

Cây nêu trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Khám phá Samten Hills Dalat - Không gian văn hóa trong lòng cao nguyên Lâm Viên

Quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican đạt nhiều tiến triển

Độc đáo Tết năm mới Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”: Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng

Hàng nghìn người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn người dân cùng hòa mình trong đêm nhạc “Xuân Yêu thương”

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na
