Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An

Với niên đại trên 100 năm tuổi, thánh đường bằng đá Bảo Nham là công trình bằng đá nổi tiếng ở Nghệ An, ở đây toát lên vẻ đẹp uy nghi, huyền bí, mê hoặc...
Những nhà thờ nổi trên mặt nước Thăm những nhà thờ đẹp nổi tiếng thế giới

Thánh đường đá trăm tuổi

Nhắc tới các thánh đường nổi tiếng ở Nghệ An, không thể bỏ qua thánh đường bằng đá Bảo Nham (xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Đây là một trong những thánh đường lớn nhất tại Nghệ An và được mệnh danh là một trong những thánh đường đẹp nhất ở đây. Được xây dựng từ năm 1888, trên khuôn viên rộng hơn 7.000m2, thánh đường trải qua 6 năm xây dựng, năm 1904, ngôi thánh đường này chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Tòa giáo đường này trở thành một phần không thể thiếu của mảnh đất Yên Thành và cũng là nơi sinh hoạt tâm linh của hầu hết các giáo dân trong vùng.

Tòa thánh đường Bảo Nham là công trình bằng đá nổi tiếng ở Nghệ An. Nhà thờ cao 28m, dài 37m được xây dựng theo kiến trúc Gothic Pháp từ hơn 100 năm trước. Điểm nhấn ở giáo đường này còn là lèn đá tự nhiên được xây dựng, trang trí rất cầu kì, công phu.

Khu thánh đường Bảo Nham là công trình xây dựng hoàn toàn bằng đá lấy từ vùng núi Thanh Hoá. Từng viên đá sau khi được vận chuyển về đều được cắt gọt tỉ mỉ thành hình chữ nhật với kích thước khác nhau để xây dựng nên ngôi thánh đường độc đáo hoàn toàn bằng đá này. Từng viên đá sau khi khai thác sẽ được cắt ra theo kích thước tiêu chuẩn và vận chuyển bằng đường thủy về Yên Thành, Nghệ An xây dựng. Những tảng đá này sau khi được tập kết về địa điểm xây dựng sẽ phải trải qua một công đoạn đẽo, gọt rất tỉ mỉ, sau đó mới được dùng để xây dựng lên tòa thánh đồ sộ này.

Tổng thể nhà thờ có quy mô khá đồ sộ, với điểm nhấn là chiếc cột thu lôi có hình một con gà, được làm bằng chất liệu hợp kim antimon với khả năng xoay theo chiều gió. Phía trước nhà thờ là hai cổng chào, bên trên có đặt hai con sư tử bằng đá được chạm khắc tinh tế. Bên cạnh đó, trên phần gờ của các mái nhà thờ còn có 24 tháp nhỏ, được làm bằng bằng đá cao 2.5m. Hệ thống tháp chuông của nhà thờ cũng rất đặc biệt với ba quả chuông được làm bằng đồng, có trọng lượng lần lượt là 800kg, 400kg và 180kg. Đây cũng chính là quà tặng mà em gái của linh mục Adolphe Klinglé tặng cho nhà thờ sau khi hoàn thành.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Trên đỉnh tháp có đặt một con gà được làm bằng hợp kim antimony có thể xoay theo chiều gió.

Không gian bên trong nhà thờ Giáo xứ Bảo Nham rất hút khách bằng vẻ đẹp trang nghiêm, tráng lệ với hình ảnh mái vòm nhọn hình bán viên. Còn ô cửa sổ bằng kính của tòa thánh đường được họa những bức tranh mang chủ đề tôn giáo, hình các thánh và tông đồ Thiên Chúa giáo với nhiều màu sắc lung linh, huyền ảo dưới ánh mặt trời. Vẻ ngoài trang nhã, thanh cao thoát tục, hoạ tiết trang trí tinh tế của toà thánh đường không chỉ là điểm đến tôn giáo của người dân địa phương mà còn là nơi thu hút khách thập phương tới tham quan.

Theo người dân địa phương, trước đây có một vị linh mục người Pháp tên là Adolphe Klinglé tới để truyền đạo. Khi đến đây đã chọn Bảo Nham làm nơi xây dựng ngôi thánh đường này, cho nên nhà thờ được xây dựng theo mô hình nhà thờ Luoxo, kiến trúc Gothic Pháp.

Điểm đến ấn tượng

Nằm bên tòa thành đường độc đáo này còn có lèn đá Bảo Nham. Tại đây, lèn đá gắn liền với những câu chuyện về tín ngưỡng được truyền tai nhau qua bao thế hệ giáo dân ở địa phương. Để có thể lên được đỉnh của Lèn đá Bảo Nham, cần phải di chuyển qua 171 bậc thang uốn nhẹ hình chữ S, có hình dáng như một chú rồng oai phong, đang vặn mình bám lấy khuôn viên lèn đá. Hệ thống bậc thang độc đáo này được Cha Phêrô Nguyễn Văn Hanh thiết kế và xây dựng trong 3 năm từ 1947 đến 1950.

Cung đường đi xuống phía sau lèn đá cũng có hình dáng như một chiếc đuôi rồng với tổng 137 bậc, được cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt thiết kế và xây dựng vào năm 2000. Di chuyển lên bậc thang thứ 90, hiện ra trước mắt du khách là hang đá bán lộ thiên được đặt tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Bước xuống bậc thứ 69 là vườn thánh với khuôn viên có hồ nước và nhiều loại cây cối xanh tươi. Qua nhiều biến thiên của lịch sử, nhà thờ đá Bảo Nham ngày nay vẫn giữ được nét uy nghiêm, kiến trúc đồ sộ với nhiều giá trị lịch sử tín ngưỡng lâu đời.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Nằm bên tòa thành đường độc đáo này còn có lèn đá Bảo Nham.

Không chỉ là những công trình tôn giáo với kiến trúc độc đáo, hấp dẫn du khách nơi đây còn là điểm sáng về những giáo họ, giáo xứ bình yên. Bí thư đảng ủy xã Bảo Thành ông Hồ Xuân Văn cho hay, chủ trương xây dựng nhà thờ đá Bảo Nham thành điểm du lịch hấp dẫn của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thành và rất được bà con giáo dân giáo xứ Bảo Nham đồng tình, hưởng ứng.

Theo bà con giáo dân nơi đây, giáo xứ Bảo Nham hút du khách còn là ở đạo đức, trách nhiệm của Linh mục quản xứ Nguyễn Xuân Hoàng. Lãnh đạo xã Bảo Thành đã rất vui khi đề cập đến những phần việc mà Linh mục Hoàng đã và đang làm. Những năm qua, các phần việc mà chính quyền xã Bảo Thành triển khai như dồn điền đổi thửa, mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng các tiêu chí của nông thôn mới… rất được Linh mục Nguyễn Xuân Hoàng đồng tình, ủng hộ và vận động các giao dân tham gia có trách nhiệm.

Theo uỷ ban nhân dân xã Bảo Thành, giáo xứ Bảo Nham hiện có 800 hộ, có 7/8 xóm có đồng bào giáo dân sinh sống, chiếm tỉ lệ 42-44%. Đời sống đồng bào giáo dân ngày càng no ấm, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo ở Bảo Thành hiện chưa đến 1%, những chính sách của của nhà nước được bà con giáo dân thực hiện nghiêm túc… Ở giáo xứ Bảo Nham, dưới sự quan tâm của Linh mục Nguyễn Xuân Hoàng, chính quyền xã Bảo Thành đã phối hợp với giáo xứ để thành lập 2 câu lạc bộ “gia đình trẻ chống tệ nạn xã hội, phát triển kinh tế”. Vào các ngày lễ của như tết độc lập, lễ Noel, tết nguyên đán… hội đồng mục vụ giáo xứ đã phối hợp tốt với chính quyền để đảm bảo an ninh trật tự cho bà con vui lễ, đón tết đầm ấm, an toàn.

Linh mục quản xứ giáo xứ Bảo Nham Nguyễn Xuân Hoàng rất có trách nhiệm với cộng đồng giáo dân, với những việc của làng, của xóm. Kể từ khi về làm quản xứ, cuộc sống bà con giáo dân ngày càng phát triển, đời sống tinh thân ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, linh mục và hội đồng mục vụ giáo xứ đã phối hợp tốt, có trách nhiệm với chính quyền địa phương trong thực hiện các phần việc giữa đạo và đời - Ông Hồ Xuân Văn cho biết thêm.

Một số hình ảnh Nhà thờ đá Bảo Nam.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Hệ thống tháp chuông của nhà thờ bao gồm 3 quả chuông được làm bằng đồng với trọng lượng lần lượt là 800kg, 400kg và 180kg.
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Nhà thờ được thiết kế theo kiểu Gothic, lấy nguyên mẫu từ một nhà thờ của Pháp
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Bên trong thánh đường là vẻ đẹp trang nghiêm, tráng lệ với hình ảnh mái vòm nhọn hình bán viên.
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Từng ô cửa sổ bằng kính được họa những bức tranh mang biểu tượng và hình các vị thánh Công giáo được bố trí dọc hai bên hông nhà thờ tạo thêm điểm nhấn cho ngôi thánh đường này.
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Đường lên đỉnh lèn đi giữa những khối đá nhô ra với muôn hình kỳ thú
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Giữa lèn đá là một hang đá bán lộ thiên cao 6m, rộng 5.4m được người dân tôn tạo làm nơi thờ Đức Mẹ
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường bằng đá ở Nghệ An
Được xem là ngôi thánh đường bằng đá độc nhất xứ Nghệ, nhà thờ đá Bảo Nham trở thành điểm tham quan, check-in của nhiều người dân khi có dịp ghé qua địa phương này.
Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Chiều 16/4, ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tất cả các ngôi chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ đều tổ chức lễ tắm nước Phật.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, tín ngưỡng và tôn giáo cùng với những biểu hiện sinh hoạt của nó ở Việt Nam đã tạo ra những nét đặc sắc.
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer

Những ngày này, đồng bào Khmer khắp nơi trên cả nước hân hoan đón mừng lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Sự phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng đòi hỏi việc hoàn thiện về pháp luật nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng của người Việt.
Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Phong trào thi đua yêu nước, sống "Tốt đời đẹp đạo" của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, nổi bật là phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Nhờ thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội BP Hà Giang đã từng bước tạo dựng niềm tin trong đồng bào dân tộc, góp phần bảo vệ an ninh biên giới.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Thời gian qua Bộ đội Biên phòng Hà Giang đẩy mạnh công tác giúp dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho bà con...
Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn Công tác thăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer.
400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.
Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Nhiều mô hình mới, cách làm hay của phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp nguồn lực, chung tay phát triển kinh tế - xã hội.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

Việc giả danh nhà sư, lợi dụng hình ảnh phật giáo, tu sĩ để trục lợi, làm giảm uy tín Phật giáo cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý.
3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Đông Nam Á, nơi có hơn 240 triệu người tiêu dùng theo đạo Hồi, sẽ trở thành thị trường chiếm ưu thế cho ngành công nghiệp làm đẹp halal.
Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Lễ hội Hàn Sơn được tổ chức từ ngày 1 đến 12/6 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông khách thập phương. Lực lượng công an đã được huy động bảo đảm an ninh trật tự.
Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Ngày 26/6, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII.
Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu mà còn là hoạt động văn hóa dân gian đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc.
Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

Bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật tại tỉnh Khánh Hòa với 70 tác phẩm độc đáo trên vỏ ốc tai tượng được mang về từ Trường Sa vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đông đảo người dân và du khách thập phương đã cùng hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar, nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động