Bà con vùng cao cần cẩn trọng trước "cơn bão" lừa đảo trên không gian mạng
Kinh tế - Hội nhập Thứ hai, 15/08/2022 - 08:55
Lừa đảo trên không gian mạng: Bộ Công an đưa ra khuyến cáo |
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để làm việc, hội họp, học tập, kinh doanh, mua sắm, giao tiếp trực tuyến ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ.
Lợi dụng tình hình trên, hoạt động lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng, với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nhiều địa phương miền núi nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc sinh sống ít có thông tin đã bị bọn tội phạm công nghệ cao lừa đảo, số tiền chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Tại Yên Bái, thời gian gần đây đã có không ít trường hợp người dân Yên Bái là nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận gần 10 vụ việc liên quan. Qua khai thác ban đầu, các vụ lừa đảo đã gây thiệt hại cho người dân Yên Bái khoảng 1,3 tỷ đồng.
![]() |
Bị can Thái Văn Đại khai nhận đã thông qua mạng xã hội lừa đảo khoảng gần 1 tỉ đồng của nhiều người bị hại đã bị Công an tỉnh Yên Bái bắt giữ |
Điển hình như trường hợp ông T. ở xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) có con làm việc tại Nhật Bản nên gia đình thường xuyên liên lạc với nhau qua Facebook. Thời gian trước, gia đình ông nhận được tin nhắn từ một Facebook có tên giống tên con mình, với nội dung chuyển giúp cho bạn của con 60 triệu đồng. Do trước đó Facebook này cũng đã nhắn tin hỏi thăm gia đình đúng như con mình, nên khi nhận được yêu cầu, không chút nghi ngờ, vợ chồng ông T. đã chuyển tiền luôn.
“Sau khi chuyển tiền xong khoảng 30 phút, gia đình tôi gọi sang cho con mới biết là đã bị lừa”, ông T cho biết.
Còn tại Bình Định, đầu tháng năm 2022 đến nay toàn tỉnh xảy ra 14 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm 5,4% số vụ phạm pháp hình sự, tăng 06 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó đều là các vụ lừa đảo qua mạng xã hội và chủ yếu nhằm vào người dân vùng cao các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh để lừa đảo.
Hầu hết các thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng diễn lại không có gì mới mẻ. Tuy nhiên, lợi dụng người dân vùng cao có một số người ít tiếp cận công nghệ thông tin, sự cả tin nên dễ dàng dính bẫy các đối tượng lừa đảo.
![]() |
Công an huyện An Lão, tỉnh Bình Định làm việc với người bị hại |
Điển hình như vụ việc ngày 12/4, 2 đối tượng giả danh là lực lượng Công an, Viện Kiểm sát dùng điện thoại liên lạc với Nguyễn Thị Trúc L (SN 1997, trú xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) yêu cầu làm theo các hướng dẫn vì chị có liên quan đến đường dây ma túy.
Dù đây là thủ đoạn đã quá cũ, tuy nhiên chị L đã truy cập trang web, cho số tài khoản, mã OTP để bên kia thanh tra. Sau khi tuần thủ theo các bước vì bị đối tượng hù liên quan đến vi phạm pháp luật, chị L phát hiện tài khoản của mình mất 160 triệu đồng.
Tiếp theo, ngày 07/5, chị Trần Thị X (SN 1967, trú thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh) bị các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều tài khoản Facebook đã bị hack, giả mạo là chủ tài khoản nhắn tin mượn tiền, chiếm đoạt số tiền 23 triệu đồng. Chị X mới được con cái lập cho tài khoản facebook nên cũng chưa thành thào khi sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, khi bị nhắn tin mượn tiền thay vì gọi điện, kiểm tra, chị X đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.
Và gần đây nhất, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Thuận vừa phát đi thông báo và nhận diện các nhóm tội phạm sử dụng nghệ cao để mọi người cùng cảnh giác.
Theo đó, với hình thức “Tham gia đặt đơn hàng để hưởng hoa hồng", nhóm tội phạm này hứa hẹn chỉ cần làm theo những gì hướng dẫn, mỗi ngày sẽ kiếm được cả chục triệu đồng. Theo đó, người bị hại sẽ truy cập vào đường link để tạo lập tài khoản, nạp tiền và lựa chọn thực hiện nhiệm vụ đặt đủ số đơn hàng theo mức nhất định 10/10, 30/30, 50/50, 80/80 trong ngày thì mới được nhận lại tiền đã đặt đơn hàng và tiền hoa hồng.
Trung tá Hoàng Đức Công, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Yên Bái cho biết, trong thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm lợi dụng không gian mạng có xu hướng gia tăng, phức tạp, khó kiểm soát bởi loại tội phạm này thường sử dụng các loại phương tiện công nghệ cao, có tổ chức.
“Ngay khi tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm và qua công tác đấu tranh, điều tra, đơn vị đã xử lý 4 vụ và chuyển 3 vụ theo thẩm quyền cho cơ quan điều tra cấp huyện. Về việc thu hồi tài sản cho người dân thì có thu hồi được nhưng không thu được 100%. Lí do là sau khi các bị hại chuyển tiền vào các tài khoản của bên thứ ba thì chỉ sau 10 đến 15 phút, thậm chí có những tài khoản chỉ sau 5 phút thì toàn bộ tài khoản đã phát tán ra từ 5, 10 đến 20 tài khoản khác nên việc thu hồi lại tài sản rất khó khăn”, Trung tá Hoàng Đức Công nói.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân cũng như những hạn chế trong việc tiếp xúc với thông tin thời sự và công nghệ mới để lừa đảo. Đáng quan ngại, xu thế dịch chuyển của loại tội phạm này từ khu vực thành thị về các vùng nông thôn ngày càng rõ rệt.
Theo như Thượng tá Lê Cao Bách, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Yên Bái thì giải pháp duy nhất hiện này là lực lượng công an đã phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng; chủ động phối hợp với các ngành chức năng tập trung đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác điều tra, truy tố các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
![]() |
Người dân đến cơ quan công an để trình báo |
Thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh và điều tra các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao đã xác định một số phương thức, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cũng theo Thượng tá Lê Cao Bách, tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao có hàng chục thủ đoạn khác nhau, trong đó có thể kể đến như: giả danh cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản mà chúng cung cấp; giả làm nhân viên ngân hàng cung cấp app để chiếm đoạt tài sản trong ngân hàng; giả làm doanh nhân nước ngoài gửi quà có giá trị và yêu cầu đóng phí; tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà; gọi điện khủng bố đòi nợ… Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của loại tội phạm này nếu chủ quan, lơ là.
“Mặc dù đã có rất nhiều vụ lừa đảo bị phát hiện và nhiều đối tượng bị xử lý trước pháp luật, nhưng nhiều người dân vẫn đang tiếp tục trở thành nạn nhân. Điều đáng nói là không ít nạn nhân sau khi bị lừa đã xấu hổ, tự ti, sợ bị mang tiếng và tâm lý chung là sẽ khó lấy lại được tiền, nên đã không tố cáo với cơ quan chức năng; hoặc sau khi bị chiếm đoạt tài sản thường trình báo chậm, không cung cấp được nhiều thông tin, tài liệu, nên khó khăn trong công tác điều tra, xử lý tội phạm”, Thượng tá Bách chia sẻ.
Còn Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Thuận ngay sau khi phát đi thông báo, cơ quan này cũng đã chỉ đạo lực lượng công an tuyến dưới và phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền đến trực tiếp người dân.
Theo khuyến cao của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Thuận thì người dân hạn chế đăng tải, chia sẻ những thông tin cá nhân, các vấn đề có liên quan đến đời sống cá nhân lên mạng xã hội vì đây có thể là đầu mối để tội phạm liên quan đến công nghệ cao lợi dụng việc tống tiền, phạm tội.
Bên cạnh đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Thuận cũng chỉ ra một số thủ đoàn lừa đảo mà các nhóm tội phạm công nghệ cao hay sử dụng như: Các nhóm tội phạm thường nhằm vào các đối tượng sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram, Tinder... để kết bạn rồi làm quen với người bị hại. Sau một thời gian quen biết, giới thiệu, dụ dỗ, lôi kéo người bị hại tham gia đầu tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử với cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian.
Ngoài ra các nhóm lừa đảo còn sử dụng phần mềm công nghệ cao (Voice over IP - cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính) có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại gọi điện cho người bị hại…
Để không bị các loại tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, mạng lưới viễn thông lừa đảo, dụ dỗ; Cơ quan Công an khuyến cáo: Người dân không tin tưởng vào những lời hứa hẹn, gửi tiền quà của những đối tượng "lạ" trên mạng xã hội. Không tham gia đầu tư vào các sàn chứng khoán, tiền ảo sinh lời khi không có hiểu biết về công nghệ thông tin và mạng internet.
Người dân cần tỉnh táo trước nhưng thủ đoạn dùng thông tin cá nhân để giả danh các cơ quan nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng…không đặt mua hàng hóa, giao dịch tài sản khi chưa biết thông tin qua mạng xã hội Zalo, Facebook…; không tham gia vào các trò chơi trực tuyến, dự đoán kết quả có thưởng dẫn đến bị đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
