Cửa khẩu Hoành Mô: Xuất nhập khẩu và thu ngân sách tăng cao
Kinh tế - Hội nhập Thứ hai, 23/08/2021 - 10:25
Trong đó, thông quan 2.128 tờ khai nhập khẩu, kim ngạch đạt gần 89 triệu USD. Thông quan 69 tờ khai xuất khẩu, kim ngạch đạt trên 3 triệu USD.
Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô chủ yếu là phụ gia thực phẩm, vỏ quế, hoa hồi khô, vải may mặc, gạch ốp lát, tạp hóa... Hàng xuất khẩu chủ yếu là giấy đế, gỗ thanh xẻ.
![]() |
![]() |
Lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Hoành Mô tiến hành phun khử trùng các phương tiện ra, vào cửa khẩu |
Đối với công tác thu ngân sách Nhà nước, từ đầu năm 2021 đến nay, Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô thu trên 156,41 tỷ đồng, đạt 78,2% so với chỉ tiêu được giao (200 tỷ đồng) và tăng 71,9% so với số thu cả năm 2020.
Trao đổi về các yếu tố tạo kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) và số thu ngân sách tăng cao, ông Phạm Đình Trung - Phó trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô - cho biết, lực lượng hải quan và các lực lượng chức năng, người lao động, cũng như người, phương tiện của doanh nghiệp đến giao lưu hàng hóa tại đây thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Riêng lực lượng Chi cục Hải quan, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong nội bộ (phun khử trùng trụ sở 2 lần/tuần, đo thân nhiệt cán bộ công chức- người lao động (CBCC- NLĐ) mỗi ngày 2 lần, đồng thời khai báo lịch trình khi di chuyển khi ra khỏi Chi cục, 100% CBCC-NLĐ cài đặt và khai báo phần mềm NCOVI, Bluezone… Chi cục Hải quan phối hợp chặt chẽ với Ban quan lý cửa khẩu, Biên phòng, Kiểm dịch thực hiện nghiêm quy trình y tế áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với việc vận chuyển hàng hóa XNK, xuất nhập cảnh của phương tiện và người điều khiển phương tiện tuân thủ theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô tiếp tục đẩy mạnh công tác đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh tái bùng phát trong cộng đồng, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc tiếp nhận tờ khai và trả lời giải quyết vướng mắc, Chi cục cũng bảo đảm 100% thực hiện đúng “tuyên ngôn” như cam kết phục vụ doanh nghiệp.
Ông Phạm Đình Trung cho biết thêm, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô tập trung trao đổi, thu thập thông tin từ doanh nghiệp để nắm được thông tin, tình hình hoạt động XNK của doanh nghiệp, kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, Chi cục cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp tăng thu, chống thất thu qua công tác kiểm tra trị giá, mã số, thuế suất, xuất xứ hàng hóa…, bảo đảm thu ngân sách đạt 200 tỷ đồng trong năm 2021 như mục tiêu đặt ra.
Tin mới nhất

Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội sầu riêng năm 2022

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Đắk Nông: Vườn nho trĩu quả trên đất bazan thu hút khách du lịch

Đắk Nông: Cây mắc ca giúp người M'nông huyện biên giới Tuy Đức làm giàu

Cửa khẩu Ma Lù Thàng: Chưa thể trở lại nhịp giao thương sôi động
Tin cùng chuyên mục

Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn

Bắc Kạn: Đẩy mạnh số hoá công tác xúc tiến thương mại

“Bắt tay” tiêu thụ sản phẩm OCOP cho bà con dân tộc thiểu số

Bài 2: Đổi thay từ thực tế 3 huyện nghèo của Lai Châu

Tu Mơ Rông: Những bước tiến vững chắc

Bố Trạch: Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số

Tỉnh Sơn La hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số

An Giang: 120 đồng bào dân tộc thiểu số có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng

Tỉnh Sơn La trải thảm đỏ thu hút dự án chế biến nông sản

Đổi thay ở huyện miền núi Mường La (Sơn La)

Lạng Sơn: Lấy người dân làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Ngân hàng Thế giới: Mức độ giảm nghèo ở Việt Nam là rất đáng kể

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Kết nối đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Phiên chợ sâm Ngọc Linh: Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đưa Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc - Bài 2: Logistics giúp nông sản tăng mạch lưu thông
