Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
Kinh tế - Hội nhập Thứ hai, 17/04/2023 - 06:00
Thưa ông, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam chuẩn bị bước vào năm thứ 15 triển khai. Ông đánh giá gì về hiệu quả Cuộc vận động trong việc khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong người tiêu dùng, doanh nghiệp và các chủ thể khác của xã hội?
15 năm là một chặng đường không dài nhưng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam làm được nhiều việc. Hàng ngàn sản phẩm Việt Nam đã được sản xuất, từng bước chinh phục người tiêu dùng và đã được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhiều sản phẩm dần khẳng định được vị thế trên thị trường nội địa với 100 triệu dân và xuất khẩu thành công ra thị trường thế giới.
![]() |
Ông Vũ Vinh Phú |
Tôi cho rằng Cuộc vận động đã khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, đánh đúng tâm lý, lòng yêu nước được hình thành có cơ sở của người Việt Nam đối với hàng hoá Việt Nam. Đồng thời kích thích doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất để có được những sản phẩm chất lượng, chinh phục được người tiêu dùng. Đây là việc làm đúng và ta càng ngày càng phải đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động đầy ý nghĩa này.
Nhờ Cuộc vận động, hàng Việt Nam đã không chỉ định danh ở thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thế giới. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã dần được người tiêu dùng thế giới biết đến như Vinamilk, Trung Nguyên, TH True Milk… Có ý kiến cho rằng Cuộc vận động đã góp phần giúp cho hàng Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này là gì?
Mỗi một sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu thành công ra thế giới không đơn thuần là một sản phẩm vô tri mà chính là một đại sứ của thương hiệu Việt, mang đậm văn hóa Việt Nam. Do đó, dù là một gói cà phê hay một hộp sữa xuất khẩu thành công sang các nước bạn đều là điều rất phấn khởi. Rõ ràng tiếng thơm của hàng Việt Nam đã giúp dần định vị được thương hiệu hàng hoá Việt Nam và lan toả văn hoá Việt Nam ra thị trường thế giới. Đặc biệt, ở một số quốc gia, chúng ta đã có những trung tâm, siêu thị giới thiệu hàng Việt Nam trực tiếp, mang đậm dấu ấn văn hoá của người Việt Nam. Đó là tiến bộ của chúng ta.
Về cơ bản, chúng ta đã định hướng đúng Cuộc vận động nên Cuộc vận động đã không chỉ được Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp ủng hộ mà còn cả thị trường nội địa rộng lớn với 100 triệu dân cũng như hơn 200 thị trường thế giới. Hàng Việt Nam với mức giá hợp lý đã bước đầu có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài để phát triển.
Các khung khổ FTA đã giúp cho hàng Việt Nam ra thế giới thuận lợi hơn, nhưng cũng khiến cho sức cạnh tranh ở thị trường nội địa khốc liệt hơn. Theo ông, trong giai đoạn mới của Cuộc vận động, các doanh nghiệp, địa phương cần làm gì để hàng Việt Nam định danh tốt hơn nữa trên thị trường?
Chúng ta đã ký và thực hiện 15 FTA song phương và đa phương, trong đó có nhiều FTA lớn như EVFTA, CPTPP, RCEP… Đây là thuận lợi cho hàng Việt Nam với hàng rào thuế quan được cởi bỏ nhưng cũng đồng thời tạo nên sức ép khi hàng nước ngoài ồ ạt nhập vào Việt Nam.
Do đó, sắp tới, ta cần có 1 chương trình mục tiêu mang tầm quốc gia về hàng Việt Nam dài hơi hơn, từ đó kích thích sản xuất ra các sản phẩm, hàng hoá với mẫu mã, chất lượng ngày càng tốt hơn, giá thành cạnh tranh hơn, mua bán thuận lợi hơn, tạo niềm tin hơn với khách hàng.
Ta cũng cần giữ chữ tín trong giao dịch, mở rộng thanh toán linh hoạt, chống rủi ro không cần thiết. Chính sách của nhà nước cần hỗ trợ cho hàng Việt Nam mạnh hơn về thuế, phí, tính tự chủ trong logistics và vận chuyển… Tóm lại, chúng ta phải giữ vững trận địa hàng Việt Nam bằng nhiều biện pháp.
Đặc biệt, bản thân doanh nghiệp phải chủ động cải tiến mẫu mã, đầu tư cho khoa học công nghệ, tiết kiệm chi phí, giảm bớt nhân công để giảm giá thành. Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để củng cố vị thế hàng Việt Nam ở nội địa và xuất khẩu.
Sau chặng đường gần 15 năm triển khai, theo ông, trong giai đoạn mới, vận động người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam có còn phù hợp hay không? Cuộc vận động cần tiếp diễn theo hướng ra sao để nâng cao hiệu quả hơn nữa?
Có 1 diễn giả từng nói rằng giai đoạn mới, hàng Việt Nam cần phải chinh phục người Việt Nam chứ không còn là ưu tiên. Phải chinh phục tấm lòng người Việt đối với hàng Việt, chinh phục bằng mẫu mã, chất lượng, cải tiến chế độ bảo hành, mua bán thuận lợi… Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ về chính sách, chi phí, giảm thủ tục hành chính phiền hà. Hoạt động chống hàng lậu hàng giả cần làm đến nơi đến chốn để xoá bỏ hàng lậu trong nội địa và xuất khẩu.
![]() |
Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng |
Đặc biệt, cần xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Phải đặt các đầu cầu tiêu thụ hàng Việt ở các nước, tránh tình trạng như hiện nay là hàng vừa ra khỏi kho đã mang thương hiệu của nước khác, của doanh nghiệp nước khác.
Cuối cùng, muốn xuất khẩu được, người Việt phải yêu hàng hoá Việt. Phải yêu rồi mới sản xuất được những sản phẩm tốt, chinh phục tốt lòng tin người tiêu dùng.
Xin cảm ơn ông!
Tin mới nhất

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Quảng Trị: Phơi sấy măng rừng trong nhà năng lượng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào miền núi
Tin cùng chuyên mục

Longform | Cà phê Sơn La: Từ cây giảm nghèo đến thương hiệu vươn tầm thế giới

Lan toả, tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia

Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ấn tượng sản phẩm mang hình ảnh “Cô gái Tây Nguyên” tại... Thái Lan

Đà Nẵng: Xã miền núi Hòa Bắc làm du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững

Cơ hội phát triển ngành hàng Halal cho doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội tìm hiểu và triển vọng phát triển ngành hàng Halal cho doanh nghiệp Việt Nam

Nắm bắt cơ hội, mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal

Đa dạng sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa

Thị trường Halal 5.000 tỷ USD mỗi năm: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Longform | Ổn định vĩ mô làm nền cho tăng trưởng: Điểm nhìn Việt Nam, lan toả thế giới

Cộng đồng người Việt góp phần đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài

Nữ sĩ quan công an nhân dân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lai Châu: Tập huấn miễn phí kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam

Longform | Phụ nữ Tày miền Bắc Hà- Lào Cai: Giữ nghề xưa, phát triển kinh tế từ vành nón lá cọ

"Phiên chợ 0 đồng" đầy ý nghĩa tại huyện miền núi Nam Trà My

Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Khởi công xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông
