Đắk Lắk sẽ tổ chức Lễ hội sầu riêng năm 2022
Kinh tế - Hội nhập Thứ tư, 29/06/2022 - 15:14
Xây dựng thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk |
Theo UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk), Lễ hội sầu riêng năm 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 1/9 - 4/9/2022 trên địa bàn huyện, với nhiều chuỗi hoạt động: Hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư và phát triển nông sản, nông nghiệp bền vững huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk; Lễ hội đường phố; Liên hoan hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc huyện Krông Pắc; Tham quan khu di tích lịch sử đồn điền CaDa; Bình chọn “Vườn sầu riêng đẹp - thân thiện môi trường” và thưởng thức sầu riêng... Lễ hội được kỳ vọng sẽ quảng bá cho nhãn hiệu hàng hóa của địa phương và đồng thời kích cầu tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
![]() |
Lễ hội sầu riêng năm 2022 sẽ là cơ hội quảng bá, kết nối giao thương nông sản cho tỉnh Đắk Lắk |
Việc tổ chức Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ I còn nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó sầu riêng là một trong những nông sản đặc thù mà chính quyền đang nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu. Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc cho biết, hiện công tác chuẩn bị cho Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022 đang được triển khai thực hiện. Chính quyền địa phương cũng đã đặt ra nhiều mục tiêu trong lần tổ chức lễ hội lần này.
Cụ thể nhằm quảng bá về hình ảnh, quê hương và con người huyện Krông Pắc đến với du khách trong và ngoài tỉnh; qua đó giới thiệu các sản phẩm đặc thù riêng của huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch tại địa phương. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc sản sầu riêng Krông Pắc, các loại trái cây chất lượng cao, những sản phẩm đặc sản tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắc nói riêng.
Đồng thời lễ hội là nơi kết nối cung, cầu, trao đổi thông tin giữa nhà nông, thương nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý; tạo cơ hội giao thương giữa người trồng, người sản xuất, chế biến sản phẩm từ trái cây và người tiêu dùng. Và tôn vinh những giá trị kinh tế của các loại trái cây đặc sản, chất lượng cao, những sản phẩm đặc sản tiềm năng, thế mạnh địa phương.
Qua lễ hội, tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện nhà Krông Pắc nói riêng mong muốn quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện về kinh tế gắn với phát triển văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập và phát triển của cả nước.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
