Huyện Bắc Hà nâng cao thu nhập cho nông dân từ phát triển cây rau trái vụ, rau hữu cơ
Kinh tế - Hội nhập Thứ ba, 15/11/2022 - 16:35
Kéo dài hiệu lực Quyết định 582: Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà rất vui mừng |
Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ tỉnh ủy Lào Cai, với lợi thế về tự nhiên, đặc biệt là vùng trung và thượng huyện có khí hậu mang tính ôn đới, huyện vùng cao Bắc Hà đã và đang tập trung trồng và mở rộng diện tích cây rau trái vụ, rau hữu cơ, với nhiều loại rau đặc sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất cánh tác, vừa góp phần phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, lại tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân, địa phương.
Kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và giá trị “cốt lõi” của Nghị quyết là mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Bắc Hà cho biết, thời gian qua, huyện Bắc Hà đã và đang tập trung trồng và mở rộng diện tích cây rau trái vụ, rau an toàn, vừa tạo ra các sản phẩm rau, củ, quả đặc sản như cải kale, bắp cải trái tim, rau ngũ gia bì, củ cải đỏ, đậu hà lan... vừa cung ứng cho thị trường trong và ngoài huyện, vừa là sản phẩm du lịch mà du khách được thưởng thức trong các bữa ăn hay mua về làm quà trong các chuyến đi đến với miền cao nguyên trắng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, lại tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân, địa phương.
Đến hết tháng 10/2022, bà con nông dân ở các xã: Lùng Phình, Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố... đã triển khai thực hiện sản xuất 250ha rau trái vụ, rau chất lượng cao, sản lượng ước đạt 6.133 tấn, giá trị thu được ước đạt 79,7 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Đặc biệt tập trung chăm sóc, thu hoạch mô hình rau trái vụ với tổng diện tích 9ha/6 loài cây, chia làm 3 đợt sản xuất rải vụ và liên kết tiêu thụ sản phẩm, gồm: Cải làn (2ha); cải cầu vồng trái vụ (1ha); cà rốt (1ha); cải bắp trái tim nhật (2ha); củ cải đỏ (1ha); cần tây (2ha)... Hiện đang trồng rải vụ đợt 1 tại các xã Lùng Cải; Lùng Phình; Tả Van Chư...
Ông Trần Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố cho biết, năm 2022, trên địa bàn xã có 5 hộ tham gia mô hình liên kết trồng rau trái vụ (cà rốt, bắp cải trái tim) với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích trồng rau đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Rau trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, giúp người dân tăng thêm thu nhập và tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp.
![]() |
Anh Khúa chăm sóc mô hình trồng rau bắp cải trái tim trái vụ |
Anh Tráng Seo Khúa, hộ nông dân tham gia mô hình liên kết trồng rau bắp cải trái tim trái vụ ở thôn Hoàng Hạ, xã Hoàng Thu Phố cho biết: "Tham gia mô hình này, gia đình được hỗ trợ giống, ni lông, cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc, cây bắp cải trái tim đã thích ứng sinh trưởng và phát triển khá tốt, thu hoạch được bao tiêu sản phẩm với giá cả khá cao từ 15 - 20 ngàn đồng/kg".
Để ổn định đầu ra và nâng cao giá trị cho rau trái vụ, huyện Bắc Hà đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai 6 mô hình liên kết trồng, tiêu thụ rau trái vụ cho người dân trên địa bàn. Theo đó, 6 loại rau, củ (bắp cải trái tim, cải cầu vồng, củ cải đỏ, cà rốt, cần tây, cải làn) là những loại cây trồng được triển khai trồng theo mô hình liên kết này.
![]() |
Rau trái vụ được trồng xen canh bên đồi, dưới tán cây lê VH6, mận đã hút khách du lịch tới thăm quan, mua sản phẩm trực tiếp |
Các loại rau, củ trái vụ ở huyện Bắc Hà được trồng theo hình thức gối vụ, thu hoạch theo đợt và chuyển đi tiêu thụ tại các siêu thị lớn tại TP. Hà Nội. Nhờ làm tốt công tác liên kết, giá bán rau trái vụ của huyện Bắc Hà đạt trung bình 20.000 đồng/kg. Với mỗi hécta trồng rau trái vụ, người dân huyện Bắc Hà có thể thu về khoảng 200 triệu đồng/vụ.
Có thể khẳng định, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ, mạnh dạn phát triển cây rau trái vụ, rau an toàn với nhiều loại rau đặc sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất cánh tác, là hướng đi mới phù hợp, hiệu quả ở vùng cao Bắc Hà, vừa góp phần phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, lại tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân, địa phương./.
Tin mới nhất

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Cải thiện môi trường sống cho đồng bào dân tộc thiểu số Thái Nguyên, Kiên Giang

Ara Tay Coffee của dân tộc Thái khẳng định thương hiệu
Tin cùng chuyên mục

Phổ biến chính sách, pháp luật cho các trưởng bản 2 nước Việt Nam – Lào

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Longform | Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới

Người Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen: Đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu

Khơi thông tiềm năng xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc

Quan hệ kinh tế thương mại góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Đòn bẩy để đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vươn xa

Xây dựng nông thôn mới ở Sơn La: Đổi thay đời sống vùng đồng bào dân tộc

Hà Giang: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số từ trà Shan Tuyết cổ thụ

Loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm táo mèo của đồng bào dân tộc Điện Biên

Phát triển thương mại miền núi: Tỉnh Điện Biên mong muốn doanh nghiệp hỗ trợ người dân tổ chức sản xuất

Kết nối nông, thủy sản tỉnh Bến Tre vào thị trường Hồi giáo

Hà Giang: Khoa học công nghệ - “chìa khoá” mở lối cho nông nghiệp bền vững

Longform | Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt

Thực hiện chuyển đổi số trong công tác dân tộc

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Chung tay hỗ trợ tỉnh miền núi Yên Bái đạt mục tiêu xuất khẩu
