Kết nối nông, thủy sản tỉnh Bến Tre vào thị trường Hồi giáo

Doanh nghiệp của Việt Nam cần tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương vào thị trường Hồi giáo.
Chứng nhận Halal: "Chìa khóa" tiếp cận thị trường Hồi giáo Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tiềm năng thị trường Hồi giáo

Nhiều mặt hàng đạt chứng nhận Halal

Các sản phẩm của doanh nghiệp Bến Tre đạt chứng nhận Halal tập trung ở nhiều mặt hàng, như các sản phẩm từ dừa (dầu dừa, kẹo dừa, nước cốt dừa, cơm dừa sấy khô, sữa dừa...), thủy sản (cá tra, nghêu), hàng nông sản (trái cây tươi, trái cây đông lạnh, bắp non, củ sắn, ớt, xoài cát chu, chanh dây, chuối, chôm chôm, mãng cầu xiêm...) và nông sản chế biến (kẹo mãng cầu, cơm dừa nạo sấy, nước mía, khoai mì...).

Giai đoạn 2016-2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bến Tre đạt 6,53 tỷ USD và tăng trưởng đều hàng năm. Cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao; giảm tỷ trọng hàng thô và gia công. Chủ thể xuất khẩu không ngừng tăng lên, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, tỉnh có khoảng 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thị trường ngày càng được mở rộng. Hiện tại, các sản phẩm từ Bến Tre đã xuất khẩu sang hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thị trường thực phẩm Hồi giáo, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
Thị trường thực phẩm Hồi giáo, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Đến nay, Bến Tre đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất hàng xuất khẩu. Các chương trình, dự án xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng cho sản xuất hàng xuất khẩu được triển khai thực hiện đồng bộ. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu được đầu tư mở rộng. Một số nhà máy đã đáp ứng được tiêu chuẩn thâm nhập vào thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Theo ông Nguyễn Văn Niệm - Phó giám đốc Sở Công Thương Bến Tre, so với 150 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tại tỉnh, thì con số 14 khá khiêm tốn, tuy nhiên, con số này không có nghĩa là các doanh nghiệp còn lại không đáp ứng tiêu chuẩn Halal, mà có thể do chưa có nhiều thông tin để mạnh dạn tham gia được cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm của mình.

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa tiếp cận được nhiều thông tin thị trường, nhất là văn hóa tiêu dùng, kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm Halal, như: doanh nghiệp chưa quan tâm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phù hợp với văn hóa Hồi giáo; chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng với tất cả các nước trên toàn cầu; nhiều tổ chức được phép cấp chứng nhận Halal, nhưng quy trình thủ tục cấp chứng nhận của các tổ chức không thống nhất.

Đặc biệt, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị riêng biệt trong các khâu từ đóng gói, bảo quản, vận chuyển… theo tiêu chuẩn Halal có thể tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan ngại nhất, vì phần lớn doanh nghiệp tỉnh nhỏ và vừa, năng lực và khả năng còn nhiều hạn chế.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin kinh nghiệm, yêu cầu thị trường đối với hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung vào các quốc gia Hồi giáo, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre vừa đồng chủ trì tổ chức Hội nghị "Xúc tiến hàng nông, thủy sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo" chiều 19/10. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm tham gia của hơn 250 đại biểu trực tiếp và trực tuyến, bao gồm các đại sứ, tham tán thương mại, đại diện Đại sứ quán các nước Hồi giáo tại Hà Nội; các đại sứ, tham tán thương mại của Việt Nam tại khu vực; lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp nông, thủy sản tỉnh Bến Tre; các doanh nghiệp, hiệp hội, chuỗi siêu thị lớn tại nhiều thị trường Hồi giáo quan trọng.

Kết nối nông, thủy sản tỉnh Bến Tre vào thị trường Hồi giáo
Hội nghị "Xúc tiến hàng nông, thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo"

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, hội nghị là bước triển khai cụ thể Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến với Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ngày 19/9/2022. Bộ Ngoại giao luôn quán triệt phương châm lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm của công tác ngoại giao kinh tế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh Bến Tre cũng như các địa phương của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế với các đối tác trên thế giới, qua đó đem lại những hiệu quả kinh tế thực chất cho người dân, địa phương và doanh nghiệp.

Ông Lê Đức Thọ - Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre đánh giá cao tiềm năng của thị trường các quốc gia Hồi giáo với dân số gần 2 tỷ người và quy mô thị trường lớn; bày tỏ mong muốn thông qua Hội nghị lần này, các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre và các đối tác tại các nước Hồi giáo sẽ kết nối và tìm kiếm các cơ hội hợp tác về xuất khẩu các sản phẩm nông, thuỷ sản.

Các đại biểu quốc tế thống nhất nhận định các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản nhiệt đới, rất được ưa chuộng tại các nước Hồi giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi thông tin giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường các nước Hồi giáo, trong đó có chứng chỉ Halal.

Về các biện pháp cụ thể, các đại biểu cho rằng cần đưa mặt hàng nông thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các nước Hồi giáo thông qua các chuỗi siêu thị lớn của địa bàn, giúp đảm bảo sự ổn định về số lượng, giá cả và sự an toàn của các giao dịch.

Kết nối nông, thủy sản tỉnh Bến Tre vào thị trường Hồi giáo

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu các cơ quan, doanh nghiệp hai bên cần chú trọng đẩy mạnh trong hợp tác xuất khẩu các mặt hàng nông, thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các nước Hồi giáo, đồng thời mong muốn được đón nhiều doanh nghiệp các nước Hồi giáo đến thăm và làm việc tại tỉnh Bến Tre. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cũng như Đại sứ quán các nước Hồi giáo tại Việt Nam tích cực phối hợp trong việc kết nối doanh nghiệp hai bên, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác không chỉ về thương mại mà cả các lĩnh vực đầu tư, du lịch…

Chuyên gia nhận định các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản nhiệt đới, rất được ưa chuộng tại các nước Hồi giáo, do đó cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi thông tin giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường các nước Hồi giáo, trong đó có chứng chỉ Halal.

Bên cạnh đó, cần đưa mặt hàng nông thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các nước Hồi giáo thông qua các chuỗi siêu thị lớn của địa bàn, giúp đảm bảo sự ổn định về số lượng, giá cả và sự an toàn của các giao dịch.

Theo Diễn đàn Halal thế giới (WHS), giá trị trao đổi thương mại toàn cầu của các quốc gia Hồi giáo có quy mô xấp xỉ 2.000 tỷ USD mỗi năm. Cũng theo đại diện các quốc gia Hồi giáo, doanh nghiệp của Việt Nam cần tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương vào thị trường các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Halal Việt Nam, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu, hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.
Nhật Khôi

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động