Lạng Sơn chính thức triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số
Kinh tế - Hội nhập Thứ sáu, 14/01/2022 - 10:42
Theo đó, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng liên quan chính thức sử dụng thí điểm Nền tảng cửa khẩu số từ ngày 14/01/2022 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và tiếp tục triển khai tại cửa khẩu Tân Thanh từ ngày 19/01/2022 đảm bảo nguyên tắc đáp ứng các quy định nghiệp vụ của các ngành liên quan và tối đa việc thực hiện các quy trình, thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo trực tuyến dữ liệu hàng hóa, phương tiện vận tải đầu vào, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chuyển từ việc nhập dữ liệu thủ công, trực tiếp sang kiểm tra, giám sát, xác nhận trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số.
![]() |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị |
UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện Nền tảng cửa khẩu số, kết nối Nền tảng cửa khẩu số với nền tảng ECUS, hệ thống cân điện tử, hệ thống soi chiếu container do Tổng cục Hải quan trang bị và hệ thống barier tự động; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu biết, thực hiện sử dụng Nền tảng cửa khẩu số.
Đồng thời, giao Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thông báo cho các cơ quan chức năng phía Trung Quốc về kế hoạch triển khai Nền tảng cửa khẩu số của tỉnh Lạng Sơn và chủ động đầu tư trang bị hệ thống barier tự động phù hợp để kết nối với Nền tảng cửa khẩu số.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, doanh nghiệp tham gia quy trình sử dụng Nền tảng cửa khẩu số phổ biến, quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp sử dụng Nền tảng cửa khẩu số và thực hiện các hoạt động trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số.
Viễn thông Lạng Sơn thành lập Tổ hỗ trợ trực tiếp và qua nhóm zalo Hỗ trợ Cửa khẩu số doanh nghiệp hoặc số điện thoại 02053.715.716 để hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu sử dụng Nền tảng cửa khẩu số từ ngày 14/01/2022.
UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan, cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chủ động tiếp cận, thực hiện kê khai thông tin, nhập dữ liệu trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số và xử lý trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số; trong quá trình sử dụng phát sinh khó khăn vướng mắc, liên hệ qua Tổ hỗ trợ nêu trên để được xem xét, giải quyết.
Công dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan có thể truy cập Cổng thông tin Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn tại website: https://cuakhauso.langson.gov.vn/management/ hoặc tải App Mobile Nền tảng cửa khẩu số từ CHPlay và AppStore. Thời gian áp dụng sử dụng thí điểm Nền tảng cửa khẩu số đến hết tháng 06/2022.
Việc triển khai Nền tảng cửa khẩu số là hướng đi đúng, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và hết sức cần thiết trong khi tình hình dịch, bệnh Covid-19 diễn biễn ngày càng phức tạp.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
