Lạng Sơn: Thúc đẩy kinh tế biên mậu trong đại dịch
Kinh tế - Hội nhập Thứ ba, 23/02/2021 - 14:52
Hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn năm 2020, nhất là xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ gặp rất nhiều khó khăn, bị gián đoạn thường xuyên do phía Trung Quốc liên tục thay đổi các biện pháp kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ phía Việt Nam để phòng, chống địa dịch Covid-19.
Trước tình đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động điều tiết thông quan hàng hóa, kiểm tra giám sát chặt chẽ về y tế phòng chống dịch Covid-19, thường xuyên trao đổi, hội đàm với Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để thống nhất các biện pháp đẩy nhanh thông quan hàng hóa, giải quyết ùn ứ phương tiện tại khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, ngoài Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị duy trì hoạt động bình thường nhưng lưu lượng phương tiện và hàng hóa thông quan cũng vẫn giảm và chậm, thì thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam và Na Hình diễn ra vẫn rất hạn chế.
![]() |
Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn. Ảnh Cấn Dũng |
Số liệu thống kê của UBND tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2020 chỉ đạt khoảng 2.810 triệu USD, chỉ bằng 51,1% kế hoạch năm 2020 đề ra, giảm 40,8% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.220 triệu USD, bằng 37,9% kế hoạch, giảm 52,2%; nhập khẩu đạt 1.590 triệu USD, bằng 69,7% kế hoạch, giảm 27,7%; xuất khẩu hàng địa phương ước 120 triệu USD, bằng 80% kế hoạch, giảm 12,7%.
Bước sang năm 2021, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn đã tăng mạnh vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu do nhu cầu hàng hóa phục vụ Tết cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều tăng. Những ngày đầu tháng 2, trung bình mỗi ngày tại Cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài xuất khẩu hơn 250 xe nông sản (chủ yếu là thanh long, dưa hấu, mít...). Các cửa khẩu chính trên địa bàn Lạng Sơn sau kỳ nghỉ Tết đã hoạt động thông quan hàng hóa bình thường trở lại từ ngày 18/2/2021.
Thông tin với phóng viên của Báo Công Thương, ông Liễu Anh Minh - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn - cho biết, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu ở cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc trong dịp Tết đã chủ động tăng thời gian làm việc, phối hợp điều tiết, phân luồng phương tiện vận tải, đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại khu vực ngoài cửa khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn trong 02 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 530 triệu USD, tăng mạnh 65,6% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt 180 triệu USD (tăng 12,5% so với cùng kỳ 2020), nhập khẩu đạt 350 triệu USD (tăng 118,8% so với cùng kỳ 2020), hàng xuất khẩu địa phương đạt 17 triệu USD (tăng 21,4% so với cùng kỳ 2020).
![]() |
Xe chở hàng hoá nông sản tập kết tại Lạng Sơn. Ảnh Cấn Dũng |
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của cả nước cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Lạng Sơn. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết: UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan, thuế, kiểm dịch, xuất nhập cảnh để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án trọng điểm, cấp bách có vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để huy động hiêu quả các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cũng như phát triển các loại hình sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu chế xuất, khu trung chuyển hàng hóa và các dự án khác trên địa bàn phục vụ sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã yêu cầu các sở, ngành… liên quan nâng cao công tác dự báo tình hình, nắm bắt kịp thời các chính sách, biện pháp áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu từ phía Trung Quốc để kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu. Thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai thí điểm việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc bắc qua cửa khẩu Chi Ma…
Việc sớm đưa ra các giải pháp cụ thể, linh hoạt ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới sẽ giúp kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn; góp phần thúc đẩy kinh tế biên mậu, đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền biên giới quốc gia.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
