Xin chờ trong giây lát...

Quảng Nam: Kết nối sản phẩm miền núi với thị trường

Việc tổ chức các hội chợ, diễn đàn, hoạt động quảng bá sản phẩm miền núi thời gian qua đã giúp các sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Nam tiếp cận đối tác, khách hàng một các hiệu quả, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm khu vực này.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức Ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi tỉnh tại các huyện Bắc Trà My, Tiên Phước… Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện miền núi tỉnh Quảng Nam quảng bá, tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực địa phương của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh nắm được năng lực cung ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thị hiếu khách hàng về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để có chiến lược đầu tư, cải tiến và sản xuất phù hợp. Tạo cơ hội để các chủ thể sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo kết nối với các hệ thống bán hàng chuyên nghiệp trong nước để hướng tới tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài.

Ông Hường Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết: "Sau khi có chương trình phát triển, xúc tiến thương mại cho sản phẩm miền núi, chúng tôi đã tiến hành kế hoạch đem sản phẩm vùng miền miền núi đến với các bà con. Các chủ thể đã đem đến giới thiệu các sản phẩm phong phú, địa phương theo đúng chương trình OCOP, đem đến cho bà con dòng sản phẩm chính thống để làm sao các huyện miền núi xúc tiến các sản phẩm".

Được biết, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc canh tác vẫn dựa trên phương thức tự cung, tự cấp là chủ yếu, hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giao thương hàng hóa còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, do thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết khí hậu khá đặc trưng mà nhiều địa phương miền núi cũng có những sản phẩm đặc trưng mang giá trị kinh tế cao, được đông đảo người dân trong nước và du khách biết đến.

Đơn cử như cây Quế Trà My – đây là cây dược liệu gắn liền với đời sống văn hóa truyền thống đặc trưng, cũng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc của 2 huyện Nam Trà My, Bắc Trà My. Tại huyện Bắc Trà My, hiện có 4 hợp tác xã, gần 10 cơ sở kinh doanh sản xuất với hơn 50 sản phẩm từ quế theo chương trình OCOP.

Bà Nguyễn Thị Hồng Lê - Giám đốc Hợp tác xã Quế Trà My Minh Phúc cho biết, hiện HTX có hơn 20 sản phẩm, trong năm 2023, đơn vị đã được hỗ trợ phát triển thêm các sản phẩm mới.

Những năm qua, huyện Bắc Trà My đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của cây quế thông qua việc tham gia các hội chợ, diễn đàn, hoạt động quảng bá sản phẩm. Sản phẩm quế còn quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, trang web bán hàng online. Huyện cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm quế Trà My đến thị trường truyền thống tại các nước Đông Âu, Nga, Trung Quốc, phát triển thị trường mới tại Thái Lan, Singapore, Nhật Bản và tiếp cận thêm thị trường Âu - Mỹ.

Theo ông Thái Hoàng Vũ – Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, huyện đã chủ động xúc tiến, mời gọi, quảng bá và xây dựng thương hiệu Quế Trà My để cây quế ngày càng có giá trị, để bạn bè trong nước và quốc tế đến với Quảng Nam không chỉ biết đến Hội An, Mỹ Sơn mà còn biết đến Bắc Trà My, vùng đất được mệnh danh là “cao sơn ngọc quế”.

Tại huyện Nam Trà My – nơi được xem là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, ngoài việc chủ động quy hoạch, định hướng, đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương mình, huyện cũng đã tăng cường bảo hộ sản phẩm bằng cách dán mác “chỉ dẫn địa lý”; đồng thời tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Bên cạnh đó, địa phương đã khéo léo lồng ghép tổ chức lễ hội với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nổi tiếng của địa phương và quảng bá trên sàn thương mại điện tử. Các Lễ hội, phiên chợ sâm Ngọc Linh đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu hàng tỷ đồng.

Với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ban ngành cùng sự chủ động của địa phương, tỉnh Quảng Nam kỳ vọng các sản phẩm miền núi sẽ ngày càng đa dạng để cung ứng ra thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Từ đó nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, tạo thu nhập, sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Thực hiện Hạ Vĩ

Người uy tín: Những hạt giống đỏ truyền lửa đoàn kết và phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập 16:22

Người uy tín: Những hạt giống đỏ truyền lửa đoàn kết và phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập

Tự hào, lan toả ý chí và tinh thần Việt qua các thương hiệu tỷ đô 7:15

Tự hào, lan toả ý chí và tinh thần Việt qua các thương hiệu tỷ đô

Sức sống mới ở làng gốm Bàu Trúc 7:35

Sức sống mới ở làng gốm Bàu Trúc

Đại đoàn kết toàn dân tộc: Sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước 7:45

Đại đoàn kết toàn dân tộc: Sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước

Phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước 7:26

Phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước

Gặp những “đại sứ” thầm lặng đưa nông sản Việt ra thế giới 7:28

Gặp những “đại sứ” thầm lặng đưa nông sản Việt ra thế giới

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ: Bảo tồn văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập 6:49

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ: Bảo tồn văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập

Hà Giang chung tay phát triển hạ tầng giao thông thúc đẩy giao thương hàng hoá cho người dân 7:03

Hà Giang chung tay phát triển hạ tầng giao thông thúc đẩy giao thương hàng hoá cho người dân

Hà Giang phát huy nguồn lực văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch 6:48

Hà Giang phát huy nguồn lực văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch

Từ thương cảng xưa nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay 8:12

Từ thương cảng xưa nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

FTA - dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ hội nhập 11:40

FTA - dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ hội nhập

Phát triển sản xuất vùng trồng dược liệu: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc 6:01

Phát triển sản xuất vùng trồng dược liệu: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc

Huyện Nam Đông: Khám phá nét độc đáo tượng gỗ của dân tộc Cơ Tu 5:12

Huyện Nam Đông: Khám phá nét độc đáo tượng gỗ của dân tộc Cơ Tu

Hiệu quả từ ánh sáng niềm tin ở vùng lõm 9:23

Hiệu quả từ ánh sáng niềm tin ở vùng lõm

Du lịch văn hoá tâm linh – phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc 8:26

Du lịch văn hoá tâm linh – phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết, nguồn lực cho phát triển kinh tế 7:30

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết, nguồn lực cho phát triển kinh tế

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào Việt Nam 8:30

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào Việt Nam

Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) Chương trình đa lợi ích vì 1 mục tiêu 8:07

Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) Chương trình đa lợi ích vì 1 mục tiêu

Thanh niên lập nghiệp ở Tây Nguyên: Hội tụ và lan toả ước mơ Việt 9:31

Thanh niên lập nghiệp ở Tây Nguyên: Hội tụ và lan toả ước mơ Việt

Lễ hội đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa lan toả tín ngưỡng kết nối người Việt 8:27

Lễ hội đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa lan toả tín ngưỡng kết nối người Việt

Phát triển kinh tế miền núi -  Không ai bị bỏ lại phía sau 8:19

Phát triển kinh tế miền núi - Không ai bị bỏ lại phía sau

Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có! 10:58

Tự hào kỳ tích công nghiệp Việt Nam: Từ 0 đến có!

Thiên anh hùng ca về nhân ái Việt Nam 8:27

Thiên anh hùng ca về nhân ái Việt Nam

Lễ hội Hết Chá - Bản sắc văn hoá của đồng bào Thái ở Sơn La 6:57

Lễ hội Hết Chá - Bản sắc văn hoá của đồng bào Thái ở Sơn La

Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động