Tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia

Với quy mô thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển mạnh, sản phẩm Halal đang nhận được quan tâm từ nhiều quốc gia, trong đó các nước thành viên ASEAN.
Chứng nhận sản phẩm Halal trong việc thâm nhập các thị trường Hồi giáo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Malaysia: Tiếp nối, thúc đẩy động lực kinh tế thương mại

Thị trường nhiều dư địa phát triển

Indonesia là thị trường lớn nhất ASEAN với hơn 270 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu có quy mô ngày càng tăng, là thị trường có nhiều dư địa cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Giai đoạn 2018 - 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Indonesia đạt trung bình 2 tỷ USD, trong đó cao nhất là năm 2018, với 3,5 tỷ USD. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tháng 5/2023 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt 392,07 triệu USD, tăng 4,88% so với cùng kỳ năm 2022.

Thông tin tại cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta, Indonesia mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị hai nước duy trì đà tăng trưởng thương mại theo hướng cân bằng hơn, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2028.

Thủ tướng mong muốn hai nước cùng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, nhất là trong lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện.

Tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta, Indonesia

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Indonesia hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal có xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm; đề nghị Indonesia công nhận nỗ lực của Việt Nam về quản lý hoạt động tàu cá, hạn chế tối đa hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Trong khi đó, Indonesia được biết đến là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, thị trường tiêu thụ các sản phẩm Halal đã đạt 220 tỷ USD hồi năm 2018 và dự kiến tăng lên 330,5 tỷ USD vào năm 2025. Đây là một trong những thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, để thu phục người tiêu dùng nước này, sản phẩm Việt Nam phải có chứng nhận Halal.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, so với nhiều thị trường trong ASEAN, thời gian tới Indonesia được đánh giá tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiềm năng của hàng hóa Việt Nam. Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng thách thức trong việc tiếp cận thị trường Indonesia cũng không ít. Đây là thị trường mang tính bảo hộ cao với nhiều hàng rào phi thuế quan, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (để tự chủ về lương thực, thực phẩm, giảm nhu cầu nhập khẩu nông lâm sản từ nước khác). Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xin giấy chứng nhận Halal Indonesia, chứng nhận tiêu chuẩn quốc SNI để việc mở rộng thị phần đạt kết quả cao, tạo sự khác biệt cạnh tranh hiệu quả tại thị trường này.

Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal

Halal trong tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hoặc được phép dùng. Trong Hồi giáo, thuật ngữ này dùng để chỉ sản phẩm được phép dùng hoặc hành động được làm trong khuôn khổ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ được phép sử dụng các sản phẩm Halal theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Khu vực Đông Nam Á là nơi có đông người Hồi giáo nhất thế giới, với 277 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng dân số khu vực. Do đó, Đông Nam Á cũng là thị trường có nhu cầu cao với các sản phẩm Halal. Indonesia là nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới với hơn 200 triệu người.

Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đã đạt tới 7.000 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Đáng chú ý, khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng của sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người. Đây là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á - Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

Trước đó, hồi tháng 7, khi hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Malaysia để mở cánh cửa tiếp cận thị trường Halal toàn cầu trị giá 7.000 tỷ USD.

Hồi tháng 6, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề nghị Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ Halal, đầu tư sản xuất sản phẩm và xây dựng các cơ chế hợp tác về chứng nhận Halal ở Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao kim ngạch thương mại song phương.

Làm rõ các động lực tăng trưởng của thị trường này, TS. Lê Phước Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông - cho biết, hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Halal đang ngày càng tăng trưởng về quy mô trên thị trường thế giới. Các nhà cung cấp thực phẩm Halal chủ yếu là các nước phi Hồi giáo, tiêu biểu như Brazil, Ấn Độ, Australia, Pháp, New Zealand, Hungary.

Theo đó, tính nhân văn của Halal tác động đến đông đảo người dân trên thế giới, khiến thị trường Halal đang ngày càng mở rộng đến cả các nước không phải Hồi giáo. Quy mô thị trường Halal tăng trưởng nhanh, dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 6,2.%. GDP bình quân đầu người Hồi giáo ước tăng 4,2% đến năm 2024.

Ngoài các tín đồ Hồi giáo, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến thực phẩm Halal bởi đặc tính chất lượng cao, được sản xuất trong một hệ thống quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. “Riêng ngành thực phẩm Halal không chỉ về sản xuất, chế biến mà còn liên quan đến nguyên liệu, dịch vụ hậu cần. Do vậy, phát triển ngành Halal sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực, dịch vụ phụ trợ đi kèm” - TS. Lê Phước Minh chỉ ra.

Trong khi đó, mặc dù Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, lại có vị trí địa lý gần những thị trường tiêu dùng sản phẩm Halal lớn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá. Mỗi năm, có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm với sản lượng chưa nhiều.

Ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Theo đó, Đề án đã đưa ra các định hướng lớn mang tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, hiệu quả vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.
Nhật Khôi

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Đề án phát triển ngành Halal đề ra định hướng mang tầm quốc gia về huy động nguồn lực phát triển ngành này một cách bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Tận dụng mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm, hàng hoá thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế là phương châm hoạt động của các Tham tán thương mại Việt Nam.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Dù ở thời kỳ lịch sử nào, Việt Nam cũng luôn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyềm biển đảo và đã đạt được nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Khmer đã vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...
Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Không chỉ định danh ở thị trường trong nước mà nhiều thương hiệu đã vươn mình trở thành niềm tự hào Việt Nam khi khẳng định được vị thế ở nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, tỉnh Yên Bái hiện là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Niềm tin và tự hào đã thúc đẩy Detech Coffee xây dựng và đưa thương hiệu cà phê của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Sơn La tới người tiêu dùng.
Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai xác định thúc đẩy sản xuất kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, kết nối giao thương.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.
Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Được ví như “viên ngọc xanh” của Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng hấp dẫn du khách không chỉ bởi non nước hữu tình mà còn bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc.
Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ về giải pháp khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc
Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Phú Thọ xác định khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa; phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Phiên chợ nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc chia sẻ giải pháp đưa giá trị văn hoá vào sản xuất tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc
Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Những thập niên gần đây, giới khoa học trong nước, quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về Hội An và hệ thống thương cảng Việt Nam.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững

Hội LH Phụ nữ xã Bản Liền đã tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm hướng làm ăn phù hợp, giảm nghèo bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động