Thừa Thiên Huế: Hiệu quả mô hình "Họ giáo văn minh, gia đình Công giáo gương mẫu"

Mô hình sự kết hợp hiệu quả giữa chính quyền, công an với bà con giáo dân xã Quảng Lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển kinh tế- xã hội, an ninh trật tự.
Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế kết nối tiêu thụ cam Nam Đông Giao thoa, lan toả văn hóa dân tộc - nhìn từ Festival Huế 2022 Thừa Thiên Huế: Phật giáo góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc

Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, được sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo 138 xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 6/2019, Họ giáo Cổ Tháp xã Quảng Lợi đã xây dựng và ra mắt mô hình "Họ giáo văn minh, gia đình Công giáo gương mẫu".

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả mô hình
Chính quyền địa phương, công an xã thường xuyên trao đổi với bà con giáo dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự

Sau 3 năm xây dựng và đi vào hoạt động, mô hình "Họ giáo văn minh, gia đình Công giáo gương mẫu" tại xã Quảng Lợi đã phát huy vai trò, trách nhiệm của từng giáo dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tại địa phương, mỗi giáo dân đã tích cực phối hợp với lực lượng Công an, góp phần đảm bảo ổn định an ninh trật tự. Đây là mô hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Họ giáo Cổ Tháp thuộc Giáo xứ Thạch Bình là một bộ phận dân cư của 2 thôn Tháp Nhuận và thôn Hà Lạc, xã Quảng Lợi. Họ giáo có 25 hộ với gần 100 nhân khẩu, giáo dân sống đan xen với bà con lương giáo; việc sinh hoạt tôn giáo được tiến hành tại nhà thờ của Họ giáo Cổ Tháp ở thôn Tháp Nhuận, xã Quảng Lợi. Các hộ giáo dân chủ yếu sống bằng nghề làm nông và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Ông Hồ Duy Nam - Trưởng Ban điều hành Họ giáo Cổ Tháp cho biết, để thực hiện hiệu quả các nội dung, quy ước mà mô hình đề ra, thông qua các buổi sinh hoạt tôn giáo làm lễ tại nhà thờ, Ban điều hành thường xuyên tuyên truyền và được bà con Họ giáo thực hiện nghiêm túc. Đối với một số trường hợp có dấu hiệu vi phạm nội dung quy ước, Ban điều hành đã kịp thời trực tiếp gặp gỡ quán triệt, nhắc nhở để tránh vi phạm.

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả mô hình

Công an xã Quảng Lợi trao đổi thông tin với một số giáo dân thuộc Họ giáo Cổ Tháp

Đặc biệt, trước tình hình tai nạn giao thông phức tạp tại một số vùng nông thôn, thông qua các buổi sinh hoạt, Ban điều hành đã tuyên truyền, nhắc nhở bà con giáo dân chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là con em trong độ tuổi thanh niên. “Nhờ vậy, hơn 3 năm qua không có trường hợp giáo dân Họ giáo nào vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông. Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết… Ban điều hành đã phối hợp với Công an xã triển khai cho các giáo dân đi làm ăn xa về ký cam kết không vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”, ông Hồ Duy Nam cho biết thêm.

Ông Nguyễn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, Trưởng Ban chỉ đạo 138 xã cho biết, để góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, giáo dân Cổ Tháp đã đóng góp hơn 50 triệu đồng và tham gia hàng trăm ngày công lao động để xây dựng, bê tông hoá tuyến đường liên thôn, liên xóm. Bên cạnh đó, nhằm ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, giáo dân trong Họ giáo chăm lo làm ăn, giúp đỡ nhau, truyền đạt kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Trước khi xây dựng mô hình, Họ giáo có 4 hộ nghèo và cận nghèo nhưng đến nay đã không còn. Ngoài ra, có một hộ được Hội Nông dân tỉnh tuyên dương là hộ sản xuất, lao động giỏi.

"Ý thức được việc học hành, các hộ giáo dân trong Họ giáo luôn động viên, tạo mọi điều kiện cho con em đến trường nên không có trường hợp nào phải nghỉ học giữa chừng như trước đây. Đến nay, có trên 80% con em giáo dân có trình độ đại học, nhiều con em giáo dân sau khi ra trường đã có công ăn, việc làm ổn định với mức thu nhập cao…", ông Nguyễn Hiền chia sẻ.

Trung tá Võ Tiến Thảo - Trưởng Công an xã Quảng Lợi cho biết, mỗi khi phát hiện tình hình liên quan đến an ninh trật tự, Ban điều hành và giáo dân Họ giáo Cổ Tháp luôn kịp thời báo cho lực lượng Công an xã để có biện pháp xử lý. Trong 3 năm qua, Ban điều hành Họ giáo đã cung cấp hàng chục tin về tình hình an ninh trật tự. Qua đó, lực lượng Công an xã đã có biện pháp trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm.

Trong quá trình triển khai xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp căn cước công dân, bà con trong Họ giáo luôn đi đầu, cung cấp đầy đủ các tài liệu giấy tờ của hộ gia đình bổ sung vào dữ liệu dân cư... Đến nay, 100% bà con giáo dân từ 14 tuổi trở lên đều đã làm thủ tục cấp căn cước công dân, kể cả số lao động đi làm ăn xa.

Thời gian qua, bà con giáo dân trong Họ giáo qua đã tham gia thực hiện tốt các nội dung quy định về Khu dân cư đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Nhân dân thôn Tháp Nhuận thực hiện tốt quy định về không tuyên truyền, phát triển tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; không lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tranh chấp, khiếu kiện gây phức tạp về an ninh trật tự; không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp, kéo dài; không để phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội… Vì vậy, liên tục những năm qua, thôn Tháp Nhuận đều được UBND xã Quảng Lợi công nhận thôn đạt chuẩn An toàn về an ninh trật tự.

Trung tá Nguyễn Hiếu Mai - Phó trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, mô hình "Họ giáo văn minh, gia đình Công giáo gương mẫu" là mô hình hay, hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, Công an huyện Quảng Điền cũng như Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nhân rộng mô hình này trên địa bàn để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Ghi nhận hiệu quả của mô hình "Họ giáo văn minh, gia đình Công giáo gương mẫu", Ban chỉ đạo 138 xã Quảng Lợi và một số cá nhân tham gia mô hình đã được Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền trao tặng giấy khen.

Nguyễn Tuấn

Tin mới nhất

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Làm gì để nâng cao vai trò của các Bộ, ngành trong truyền thông về dân tộc- tôn giáo

Dù đã đạt được những thành quả trong việc thông tin, truyền thông về dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, ngành, địa phương.
Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Hoà Bình: Giải quyết tranh chấp đất đai của bà con dân tộc bằng “con đường” hoà giải ở cơ sở

Vướng mắc liên quan tới đất đai vẫn là một trong những vấn đề phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại Hòa Bình.
Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Ðổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế còn nhiều khó khăn vì thế công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo cần đặc biệt chú trọng.
Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Khánh Hòa: Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú dân tộc thiểu số

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Nắm bắt ưu thế thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc

Thời gian qua, các địa phương có đồng bào dân tộc đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của thương mại điện tử để chủ động phân phối hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

Mang đông ấm và trải nghiệm khoa học cho học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ

100 học sinh Trường tiểu học dân tộc bán trú Châu Quế Hạ của vùng cao Yên Bái không chỉ được nhận quà từ các đơn vị mà còn được trải nghiệm hoạt động khoa học.
Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thái Nguyên: Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Làm tốt chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chú trọng thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là mục tiêu được nhiều địa phương tại Tuyên Quang quan tâm, thực hiện.
Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối còn gặp khó

Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tốt.
Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Phát huy chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế tại Hà Giang

Trên 84% là đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 50%, Hà Giang hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc.
Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khánh Hòa: Thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Hiện toàn tỉnh còn 112 thôn, bản chưa có điện, Hà Giang phấn đấu đến 2025 không còn “vùng lõm” về điện, tuy nhiên còn rất nhiều thách thức đặt ra cho Hà Giang.
Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước đã được nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ủng hộ.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” tổng trị giá hơn 400 triệu đồng đến với học sinh nghèo Điện Biên

Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 9 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Hiệu quả từ việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hóa đã chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số, giúp người dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Đồng bào dân tộc Chứt ở Trọng Hoá làm kinh tế mới

Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế theo hướng khoa học và đổi mới làm cho bào dân tộc Chứt ở xã biên giới Trọng Hoá
Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, kinh doanh giỏi

Lần đầu tiên huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên dương đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, nhân sĩ trí thức, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi…
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Những con số "biết nói"

Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thêm “trợ lực” để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.
Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động