Bản Mạ - điểm du lịch cộng đồng của người Thái ở Thanh Hóa “hút” khách du lịch
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 21/02/2023 - 15:28
Pù Luông - Điểm đến du lịch lý tưởng ở xứ Thanh Tả Chải - điểm đến hấp dẫn miền cao nguyên trắng Bắc Hà |
Sau khi được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng cây cầu treo bắc qua sông Chu, cuộc sống của người dân bản Mạ thuộc thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã bước sang một trang mới. Từ một bản nghèo đơn sơ, thiếu thốn mọi thứ, bản Mạ giờ đây đã trở thành điểm du lịch cộng đồng “hút” khách du lịch thập phương.
Từ bản Mạ biệt lập…
Bản Mạ trước đây thuộc xã Xuân Cẩm, nay là thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, bản Mạ xưa kia nằm biệt lập bên dòng sông Chu, người dân sống chủ yếu bằng việc cuốc nương, làm rẫy. Để giao thương, người dân phải dùng bè mảng, thuyền vượt dòng sông Chu ra bên ngoài. Cuộc sống của người dân nơi bản Mạ lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn, đa phần là hộ nghèo.
![]() |
Được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng cây cầu treo bắc qua sông Chu, cuộc sống của người dân bản Mạ đã bước sang một trang mới |
Theo ông Hoàng Sỹ Hùng – Bí thư Đảng ủy thị trấn Thường Xuân, trước đây khi chưa có cây cầu treo, người dân bản Mạ sống chủ yếu theo kiểu tự cung, tự cấp mọi thứ, đời sống khó khăn, thiếu thốn. Muốn ra bên ngoài, người dân bản Mạ phải dùng bè mảng, thuyền để đi qua sông Chu. Nhất là không may ốm đau, bệnh tật thì khổ vô cùng, rồi việc đến trường của các cháu cũng gặp nhiều khó khăn.
Cũng theo ông Hùng, năm 2016, cây cầu treo bắc qua sông Chu được hoàn thành và đưa vào sử dụng, là bước đột phá, giúp cuộc sống của người dân bản Mạ bước sang một trang mới. Đời sống cả về vật chất, lẫn tinh thần của người dân bản Mạ đã được thay đổi rõ rệt.
Hiện nay, bản Mạ có 57 hộ dân, với 246 nhân khẩu, với 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Hiện bản Mạ vẫn bảo tồn được trên 30 ngôi nhà sàn cổ, 7 hộ duy trì được nghề truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm và đan lát.
![]() |
Bản Mạ đón hơn 20 nghìn khách du lịch vào dịp Tết Quý Mão 2023 |
Từ một bản nghèo đơn sơ, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cây cầu treo, bản Mạ bây giờ trở thành bản du lịch cộng đồng “hút” khách du lịch thập phương.
…đến điểm du lịch “hút” khách du lịch
Bản Mạ, nằm ngay sát bờ sông Chu hiền hòa, thơ mộng, trải dài, vắt men theo sườn núi, thấp thoáng những ngôi nhà sàn truyền thống làm bằng gỗ xen lẫn những thảm rừng thực vật màu xanh trải dài ngút ngàn làm đắm say, hút hồn nhiều du khách đến thăm quan. Đến với bản Mạ, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sơ và bình dị, gắn với những sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
![]() |
Đến với bản Mạ, du khách sẽ được thưởng thức, được tham gia trải nghiệm múa cùng những cô gái Thái, với trang phục đặc sắc, hấp dẫn. |
Bản Mạ sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm và hòa mình vào cuộc sống của đồng bào Thái, được thăm quan, tìm hiểu các phong tục tập quán qua nếp nhà sàn cổ, được trải nghiệm trên khung dệt vải, xe tơ, trồng lúa, ngắm ruộng bậc thang... đặc biệt là được thưởng thức những món ăn bản địa, gắn liền với bản sắc ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Chưa hết, đến với bản Mạ, du khách còn được thưởng thức, được tham gia trải nghiệm múa cùng những cô gái Thái, với trang phục đặc sắc, hấp dẫn. Được hòa mình với phong tục tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái và ăn những món dân dã đậm đà khó quên.
Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ, cẩn thận, ăn rất ngon miệng như canh uôi, măng rừng, canh đắng, thịt trâu gác bếp, cá nướng, các loại chẻo, gà nướng, thịt lợn cỏ nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc, rêu đồ... Phương pháp chế biến món ăn cũng hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác, chứ không có bất kỳ trường lớp nào truyền dạy.
![]() |
Đến với bản Mạ, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc đồng bào dân tộc Thái. |
Du khách đến với du lịch cộng đồng bản Mạ, còn được hòa mình, trải nghiệm cùng cuộc sống của đồng bào Thái, được tìm hiểu các phong tục tập quán qua nếp nhà sàn cổ, cách dệt vải, xe tơ ở các khung cửi; trồng lúa, ngắm ruộng bậc thang...
Ông Hoàng Sỹ Hùng, Bí thư Đảng ủy thị trấn Thường Xuân cho hay: "Từ khi có cây cầu treo, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Cây cầu cũng đã đưa bản Mạ từ một bản nghèo thành điểm du lịch "hút" khách du khách. Dịp Tết Quý Mão vừa qua, có hơn 20 nghìn du khách đến bản Mạ".
"Đến với du lịch bản Mạ, du khách, còn có thể đi thăm quan thêm đền Cửa Đạt, trong đó có đền Cầm Bá Thước, đền Đức Ông, đền bà Chúa Thượng Ngàn; Khu Di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai; Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, sẽ là những điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thập phương" - ông Hùng cho biết thêm.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
