Bảo tồn di sản văn hóa để giữ gìn tinh hoa của đất và người Hà Giang

Nhờ công tác bảo tồn được quan tâm đặc biệt nên nhiều di sản văn hoá của tỉnh Hà Giang không chỉ được giữ gìn mà ngày càng phát huy được những giá trị vốn có.
Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống

Tỉnh Hà Giang là một trong số những địa phương có rất nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Lên với vùng đất “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời” Hà Giang, du khách không chỉ choáng ngợp bởi phong cảnh cao nguyên đá hùng vỹ trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; mà còn như lạc vào thế giới đầy sắc màu được tạo nên bởi hoa văn thổ cẩm rực rỡ, những làn điệu dân ca dặt dìu và tập quán, tín ngưỡng xã hội lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây.

: Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách
Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách

Để gìn giữ, phát huy những di sản văn hoá riêng có của địa phương, nhiều năm qua, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã nỗ lực không ngừng, miệt mài đi thực tế, khảo cứu, ghi chép để có những nội dung tham mưu giá trị với tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Đơn cử như, năm 2022 là một năm “được mùa” của ngành văn hoá tỉnh Hà Giang khi địa phương này có tới 5 Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bao gồm: Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu an của người Giáy; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ và Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao đỏ.

Cùng với những ghi nhận xứng đáng trên, 9 tháng đầu năm 2022 cũng là thời điểm, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang có rất nhiều hoạt động tập trung cho công tác bảo tổn di sản văn hoá như: Tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về Quy định hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 302/KH-UBND của UBND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025; Đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2022 về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thực hành Then của người Tày tỉnh Hà Giang”; Hoàn thiện các thủ tục xây dựng cuốn sách lịch sử di tích Căng Bắc Mê; Hoàn thiện hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Kỹ thuật làm nón lá của người Tày, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình”.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tích cực phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: “Lễ cầu mùa” của người Dao đỏ; “Lễ cúng rừng của người Nùng”; “Lễ cúng rừng” (Mo đổng Trư) của người Nùng,; Nghệ thuật Khèn của người Mông…

Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang
Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang

Tiếp tục hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị của các nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, 9 tháng đầu năm 2022, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tập huấn, mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Dao; bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống, dạy chế tác Đàn tính, dệt thủ công của người Tày… Cùng với đó là các lớp truyền dạy các làn điệu dân ca; kỹ thuật sử dụng các nhạc cụ truyền thống; nghệ thuật múa và thổi khèn Mông…

Quá trình triển khai đang cho thấy, những hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang thực hiện, không chỉ góp phần thắp sáng ngọn lửa tình yêu của đồng bào - đặc biệt là các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số - với nghề, với các loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc; mà hơn thế còn giúp duy trì nhiều nghề, nhiều nét văn hoá tưởng như đang dần mai một; đồng thời tạo sinh kế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet
Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet

Riêng với Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn - để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của công viên thuộc mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã tham mưu UBND tỉnh Hà Giang ban hành một số kế hoạch, thành lập các đoàn công tác phục vụ tái đánh giá, bảo tồn phát huy giá trị công viên địa chất. Đồng thời, duy trì việc kiểm tra hiện trạng các điểm di sản, các điểm khai thác đá, điểm dừng chân, các công trình xây dựng trên địa bàn công viên địa chất để tham mưu kịp thời hình thức xử lý nếu phát hiệu sai phạm quy định về Luật Di sản văn hóa và các quy hoạch đã được phê duyệt trên vùng công viên địa chất.

***

Tháng 10 về cũng là mùa hoa tam giác mạch ở tỉnh Hà Giang nở rộ. Đây là thời điểm rất lý tưởng để du khách lên thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc với cột cờ Lũng Cú và đỉnh Mã Pí Lèng hiểm trở.

Lang thang trên những cung đường chạy quanh Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vỹ, kỳ bí; ngắm nhìn những cô gái dân tộc ngồi dệt bên khung cửi, dừng chân bên những nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị với bờ rào đá bền bỉ, vững vàng… du khách sẽ thấy yêu hơn, trân trọng hơn hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang triển khai với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân từ chính việc khai thác tinh hoa văn hóa bản địa trong sự hòa hợp với thiên nhiên và sự đồng thuận của con người.

Xuân Lập

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động