Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu

Hát Soọng Cô của người Sán Dìu Vĩnh Phúc là loại hình trình diễn dân gian đặc sắc, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Soọng Cô của người Sán Dìu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bánh chưng gù của người Sán Dìu

Nét văn hoá đặc sắc của người Sán Dìu

Làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu có lịch sử phát triển lâu đời, được cộng đồng lưu truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian. Hiện nay, số nghệ nhân người Sán Dìu tại tỉnh Vĩnh Phúc còn nắm giữ và thực hành di sản Soọng Cô chủ yếu ở độ tuổi trung niên và người già, cư trú trên địa bàn các xã: Quang Sơn, (huyện Lập Thạch); Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Hợp Châu (huyện Tam Đảo); Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên); Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên). Soọng Cô được lưu truyền bằng hai hình thức: Truyền khẩu và ghi bằng chữ Nôm – Sán Dìu, trong đó, hình thức truyền khẩu là chủ yếu.

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu
Làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu có lịch sử phát triển lâu đời, được cộng đồng lưu truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết dân gian

Theo tiếng Sán Dìu, Soọng nghĩa là xướng, Cô nghĩa là ca. Có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng, nội dung của Soọng Cô rất phong phú, đề cập đến tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi tình yêu đôi lứa, nét đẹp trong lao động sản xuất, ướm hỏi tỏ tình...

Qua khảo sát thực tế, Soọng Cô của người Sán Dìu có khoảng gần 1.000 bài hát. Là tiếng nói của người lao động, vì vậy, ngôn ngữ trong Soọng Cô có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân. Ngôn từ của Soọng Cô sử dụng từ tượng hình, tượng thanh khá phong phú và hấp dẫn. Cách xưng hô trong Soọng Cô thể hiện rõ phương thức diễn xướng hát đối đáp trực tiếp, chủ yếu ở ngôi thứ nhất và thứ hai.

Nếu nội dung của Soọng Cô phản ánh sinh động cuộc sống lao động, sinh hoạt thì âm nhạc là thành tố quan trọng cấu thành nên Soọng Cô. Một đặc trưng nổi bật nữa trong âm nhạc của Soọng Cô là âm vực không quá lớn, quãng âm luôn kế tiếp nhau đều đều, độ trầm bổng không cao.

Môi trường diễn xướng của Soọng Cô là lối hát có tính cộng đồng được thể hiện qua đối đáp giữa chủ và khách, giữa làng này với làng kia, giữa nam và nữ. Môi trường diễn xướng khá tự do cả về không gian và thời gian như: Trong hội xuân, bên suối, trên rừng, dưới nương, mừng nhà mới, đám cưới, đi chơi làng... Không gian diễn xướng được mở rộng phạm vi liên thôn, liên xã, liên huyện và thậm chí là liên tỉnh.

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu
Soọng Cô của người Sán Dìu ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với ý nghĩa đó, năm 2019, Soọng Cô của người Sán Dìu ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Được tỉnh Vĩnh Phúc công bố Quyết định công nhận này vào dịp khai mạc lễ hội Tây Thiên Xuân 2019.

Quan tâm bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô

Cùng với những thay đổi về đời sống, người Sán Dìu đang dần mất đi ngôn ngữ, tiếng nói truyền thống của mình, đặc biệt, thế hệ trẻ thường ít quan tâm đến hát Soọng Cô, làm cho loại hình văn hóa này đang dần bị mai một, thiếu sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Để giữ gìn nét văn hoá độc đáo này, hiện công tác bảo tồn và phát triển Soọng Cô của người Sán Dìu đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành tại tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều Câu lạc bộ Soọng Cô được thành lập, với trên 1.000 thành viên tham gia. Hằng năm, các câu lạc bộ đều tổ chức các các lớp truyền dạy, giao lưu tạo môi trường, không gian cho các hội viên, nghệ nhân thực hành, biểu diễn. Qua đó, góp phần giới thiệu giá trị văn hóa của làn điệu dân ca này đến với công chúng, nâng cao ý thức, lòng tự hào của người dân trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng.

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu
Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làn điệu Soọng Cô

Để bảo vệ và lưu truyền Soọng Cô, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, Soọng Cô nói riêng trong phát triển du lịch; khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ Soọng Cô để các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy cho thế hệ trẻ góp phần bảo tồn, gìn giữ Soọng Cô thông qua những lớp học, buổi sinh hoạt với nhiều hình thức và nội dung phong phú để thu hút các thành viên tham gia.

Xây dựng di sản Soọng Cô thành sản phẩm đặc thù phục vụ phát triển du lịch, đưa những giá trị văn hoá dân gian thành nguồn lợi có thể khai thác để tạo ra thu nhập cho đồng bào. Cần có các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có chất lượng, xuất bản sách về di sản nghệ thuật trình diễn dân gian Soọng Cô của người Sán Dìu để lưu truyền cho thế hệ sau. Cùng với đó, chính quyền địa phương cần động viên, khuyến khích và kịp thời quan tâm ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác truyền dạy vốn di sản trong cộng đồng, bảo tồn, và phát huy giá trị làn điệu Soọng Cô.

Xã Đạo Trù là địa phương có đông đồng bào dân tộc Sán dìu nhất huyện Tam Đảo, với hơn 85% dân số là đồng bào dân tộc Sán Dìu. Từ năm 2010 đến nay, toàn xã đã ra mắt được 13 Câu lạc bộ hát Soọng Cô ở các thôn với tổng số trên 300 người tham gia. Câu lạc bộ ra đời nhằm tập hợp những người yêu thích, đam mê dân ca Soọng Cô, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

Đặc biệt, theo Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao huyện Tam Đảo, thực hiện quyết định của UBND huyện, xã Đạo Trù đã tổ chức Đại hội Câu lạc bộ Soọng Cô xã Đạo Trù lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022-2027 để bầu Ban Chấp hành Câu lạc bộ, xây dựng điều lệ, quy chế, chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ Soọng Cô của xã. Trong đó, thực hiện duy trì nền nếp sinh hoạt theo nhóm, hàng tháng sinh hoạt Câu lạc bộ, mỗi quý 1 lần sinh hoạt chuyên đề và tổ chức giao lưu với các Câu lạc bộ khác. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động truyền dạy cho các thế hệ trẻ nhằm trẻ hóa thành viên tham gia Câu lạc bộ cũng như góp phần gìn giữ và bảo tồn làn điệu dân ca Soọng Cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Nguyễn Hoà

Tin mới nhất

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là những biểu tượng quốc gia quan trọng, truyền cảm hứng về tình yêu và trách nhiệm với tương lai của đất nước.
Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Toạ đàm “Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm ra hướng đi cho du lịch miền núi, cùng nhau kết nối để phát triển bền vững.
Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại tỉnh Quảng Nam đến với cả nước và bạn bè quốc tế.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra từ ngày 15/8- 21/8 tại huyện Phước Sơn với nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn.
Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Người dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Khánh Hòa phấn khởi tham gia liên hoan các làng văn hóa tỉnh lần thứ VI - năm 2023.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Không chỉ gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đã và đang nỗ lực mang lại sức sống mới, đưa thổ cẩm vươn xa.
Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí.
Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin tri thức cho đồng bào.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động