Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Đức Thảo

Đức Thảo

ducthaobct@gmail.com
Qua những làn điệu, vũ điệu được sử dụng trong tác phẩm ca kịch “Khát vọng Dam Săn”, người dân và du khách đã thêm hiểu về lịch sử văn hóa Tây Nguyên hùng vĩ.
Hàng nghìn du khách tham dự Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột 2023 Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

Món quà từ đại ngàn

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 vừa diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đêm diễn vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn" đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Sử thi Dam Săn là một trong những tác phẩm tiêu biểu, là thể loại văn học được sáng tạo từ trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, bay bổng của người Ê Đê xưa với hình ảnh người tù trưởng anh hùng, đã cùng buôn làng của mình chiến đấu, thu phục kẻ thù, chinh phục thiên nhiên.

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Bản sắc văn hóa địa phương được mang lên sân khấu phục vụ du khách thập phương.

Vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn" gồm 5 chương: Chương 1: Đam San và H’Nhí, với phần mở màn là Già làng kể Khan về tù trưởng Dam San; H’Nhi mong có Dam Săn theo tập tục của đồng bào Ê Đê và Đám cưới Dam Săn và H’Nhi.
Chương 2: Xử tội Mtao Msei, ở đây chàng Dam Săn đã chiến thắng Mtao Msei và mở rộng buôn làng, trở thành một người tù trưởng hùng mạnh nhất vùng.

Chương 3: Buôn sang trông cậy, câu chuyện cao trào hơn khi Nữ thần Mặt trời khao khát có Dam Săn, làm cho buôn làng chìm trong đêm tối.
Chương 4: Nơi miền sáng, trước nguy cơ buôn lang bị hủy diệt, Dam Săn đã vượt qua hiểm nguy quyết tìm gặp Nữ thần Mặt trời và rồi Đam San đã cảm hóa được Nữ thần Mặt trời để mang ánh sáng trở lại cho buôn làng, làm cho vùng đất sinh sôi ra hoa kết trái.

Chương 5: Mặt trời lên trên cao nguyên bao la, chính sự anh dũng của Dam Săn đã mang ánh sáng về cho buôn làng, khát vọng của chàng cũng là ngọn lửa thắp lên tình yêu và sức sống nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Hình tượng Nữ thần Mặt trời đại diện cho quyền uy, sức mạnh và văn hóa của người Ê-đê.

Trải qua thời lượng hơn một tiếng đồng hồ, bằng diễn xuất xuất sắc của các nhân vật dã đưa công chúng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ yêu ghét, thương mến, cho đến ngưỡng mộ. Cùng với đó, khán giả đã hoà mình vào âm thanh đại ngàn bởi những nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc, và đặc biệt mang đến cho du khách thập phương những trải nghiệm độc đáo bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống buôn làng của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Đêm diễn đã thu hút hàng nghìn du khách đến theo dõi.

Hòa mình vào dòng cảm xúc của tác phẩm, chị Nguyễn Hà (du khách từ Đà Nẵng) bày tỏ: Vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” giúp chị hiểu thêm về những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên. “Tác phẩm đã thể hiện sự tự hào, ngợi ca khát vọng và vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy kiêu hùng của người Êđê ở Tây Nguyên, Đây là tác phẩm văn hóa đặc sắc chỉ có ở Đắk Lắk”, chị Hà chia sẻ.

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Trang phục truyền thống của người Ê đê trên sân khấu.

Góp phần phục dựng, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên

Vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” được tổ chức biểu diễn trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 là dịp giới thiệu, quảng bá vở ca kịch, đưa ca kịch “Khát vọng Dam Săn” trở thành một tác phẩm lớn trong nền khí nhạc Việt Nam, ca ngợi khát vọng, vẻ đẹp lãng mạn đầy kiêu hùng; phục dựng, bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tác phẩm “Khát vọng Dam Săn” được kỳ vọng trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, độc đáo của tỉnh nhà, được biểu diễn thường kỳ phục vụ công chúng.

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Phân cảnh Dam Săn gặp Nữ thần Mặt trời.
Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Hình ảnh H’Nhi (vợ Dam Săn) thủy chung đợi chồng.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh đang xây dựng kế hoạch để tiếp tục phổ biến vở Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đến với công chúng, nhất là tại các buôn làng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nhịp cầu nối văn hóa các dân tộc.

Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ có các giải pháp cụ thể để tác phẩm trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, độc đáo của Đắk Lắk nói riêng, được biểu diễn thường kỳ phục vụ nhân dân và du khách khi đến với Đắk Lắk, và sẽ đưa Ca kịch “Khát vọng Dam Săn" biểu diễn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và nước ngoài; biểu diễn phục vụ các tour du lịch...

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn
Dam Săn đã mang ánh sáng về cho buôn làng, khát vọng của chàng cũng là ngọn lửa thắp lên tình yêu và sức sống nơi núi rừng Tây Nguyên.

Sau đêm biểu diễn Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, tác phẩm đã bắc nhịp cầu cho khán giả ngày nay về với một trong những bộ sử thi lớn nhất, để tất cả người dân đều được thưởng thức, từ đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đức Thảo

Tin mới nhất

Lào Cai: Thúc đẩy du lịch vào 3 huyện Bảo Yên - Bắc Hà - Si Ma Cai

Lào Cai: Thúc đẩy du lịch vào 3 huyện Bảo Yên - Bắc Hà - Si Ma Cai

Ngoài xây dựng các sản phẩm du lịch chủ lực, để thu hút du khách tại 3 huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai sẽ thúc đẩy du lịch cộng đồng đặc trưng.
Đưa di sản hát Xoan Phú Thọ trở thành tài sản vô giá

Đưa di sản hát Xoan Phú Thọ trở thành tài sản vô giá

Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO đưa ra khỏi tình trạng khẩn cấp và trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Ngày hội kiêng gió là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) được tổ chức hằng năm.
Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Nhiều thanh niên trẻ chọn ở lại học và phát triển nghề dệt lanh truyền thống kết hợp làm du lịch đã giúp làng nghề Lùng Tám “sáng” lên từng ngày.
Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Ngôi nhà sàn tại huyện Con Cuông như ‘bảo tàng’ thu nhỏ trở thành nơi lưu giữ hơn 10.000 hiện vật cổ xưa của người Thái do chính tay ông Vi Văn Phúc sưu tầm.

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu

Bảo tồn làn điệu hát Soọng Cô của người Sán Dìu

Hát Soọng Cô của người Sán Dìu Vĩnh Phúc là loại hình trình diễn dân gian đặc sắc, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đề cử ưu tiên trình UNESCO ghi danh

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đề cử ưu tiên trình UNESCO ghi danh

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề cử ưu tiên trình UNESCO ghi danh cho đợt xét duyệt năm 2024.
Rực rỡ sắc màu trong lễ hội carnival đường phố Nghệ An

Rực rỡ sắc màu trong lễ hội carnival đường phố Nghệ An

Lễ hội carnival đường phố nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Nghệ An đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Mục tiêu từ 7/5/2023 đến 7/5/2024 sẽ hỗ trợ làm mới 7.000 - 8.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc.
Sa Pa được chọn là một trong 50 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Sa Pa được chọn là một trong 50 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Tạp chí du lịch quốc tế Condé Nast Traveler mới đây đã bình chọn 50 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới, trong đó có thị trấn Sa Pa của Việt Nam.
Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời

Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời

Nhạc Ngũ âm - loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian không thể thiếu trong lễ hội, là mối dây tinh thần, chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời của người Khmer.
Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế tại Nam bộ

Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế tại Nam bộ

Các tín đồ tôn giáo tại Nam bộ chiếm tỷ lệ lớn trên quy mô dân số, đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa treo cờ Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc

Cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa treo cờ Tổ quốc, nhân lên niềm tự hào dân tộc

Việc treo cờ Tổ quốc tại các xứ, họ đạo, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trở thành nét đẹp, nhân lên niềm tự hào về truyền thống dân tộc.
Rộn ràng khai mạc Tuần lễ du lịch Hòa Bắc năm 2023

Rộn ràng khai mạc Tuần lễ du lịch Hòa Bắc năm 2023

Người dân và du khách thập phương đã được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật giàu bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu tại lễ khai mạc Tuần lễ du lịch Hòa Bắc 2023.
Độc đáo nghi lễ cưới truyền thống của dân tộc M

Độc đáo nghi lễ cưới truyền thống của dân tộc M'nông

Lễ cưới truyền thống của dân tộc M’nông là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc riêng, được đồng bào rất trân trọng giữ gìn.
Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa cồng chiêng vào chương trình giảng dạy trong trường học tại tỉnh Kon Tum góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đông đảo du khách đến cao nguyên Bắc Hà trải nghiệm mùa đào Pháp chín đỏ

Đông đảo du khách đến cao nguyên Bắc Hà trải nghiệm mùa đào Pháp chín đỏ

Những ngày này, đào Pháp nơi miền cao nguyên Bắc Hà đã chín rộ thu hút đông đảo du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
Nét tươi sáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mạ

Nét tươi sáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mạ

Khác với đa số các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, trang phục truyền thống của dân tộc Mạ thường chọn màu trắng làm chủ đạo để tạo nét tươi sáng.
Dừng chân Panhou Retreat, khám phá miền di sản Hoàng Su Phì

Dừng chân Panhou Retreat, khám phá miền di sản Hoàng Su Phì

Nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì là điểm đến nổi tiếng với những ngọn núi “cõng” trên mình những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ.
Già làng nặng lòng với truyền thống dân tộc Giẻ Triêng

Già làng nặng lòng với truyền thống dân tộc Giẻ Triêng

Say mê truyền thống dân tộc, già A Brum dành cả đời cho nghề rèn thủ công, diễn tấu, chế tác nhạc cụ và đan lát, lưu giữ những nét đẹp của dân tộc Giẻ Triêng.
Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai

Sắc màu đa dạng, độc đáo từ văn hoá truyền thống tỉnh Gia Lai

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2 mục đích bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu hiện vật gắn với tộc người tại Làng Văn hóa

Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu hiện vật gắn với tộc người tại Làng Văn hóa

Triển lãm một số hình ảnh, tư liệu hiện vật gắn với tộc người là một trong những hoạt động điểm nhấn tại Làng Văn hóa nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Gắn kết du lịch và tiêu thụ hàng hoá nông sản miền núi: Phải "thổi hồn" văn hóa vào từng sản phẩm

Gắn kết du lịch và tiêu thụ hàng hoá nông sản miền núi: Phải "thổi hồn" văn hóa vào từng sản phẩm

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế chia sẻ, "thổi hồn" văn hóa vào các sản phẩm là bí quyết giúp gắn kết du lịch và tiêu thụ hàng hoá nông sản miền núi.
Sản phẩm OCOP: Những sản phẩm kết tinh văn hoá Việt

Sản phẩm OCOP: Những sản phẩm kết tinh văn hoá Việt

Không đơn thuần là sản phẩm hàng hoá, nhiều sản phẩm OCOP đã vươn lên hàng tinh hoa, mang đậm nét văn hoá truyền thống của vùng miền, dân tộc.
Ngày Hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II: Toả sáng những nét đẹp văn hoá đặc trưng

Ngày Hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II: Toả sáng những nét đẹp văn hoá đặc trưng

Ngày Hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II thu hút khoảng 700 nghệ nhân từ 17 huyện, thị xã, thành phố tham gia với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động