Chủ tịch Quốc hội gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số
Dân tộc - Văn hóa Thứ hai, 14/11/2022 - 22:06
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu giám sát phát triển năng lượng cần tập trung những vấn đề gì? Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát triển khoa học công nghệ là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân |
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
Chiều tối 14/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, giáo viên nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) và Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).
Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải và Trần Quang Phương; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, nhân sỹ, trí thức và nhà giáo…
Theo các báo cáo được trình bày tại cuộc gặp mặt, trong tổng số các đại biểu Quốc hội khóa XV, có 89 đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 17,8%, cao nhất trong 15 khóa Quốc hội, lần đầu tiên có thêm hai đại diện của hai dân tộc thiểu số là dân tộc Lự và Brâu; có 5 vị chức sắc tôn giáo; 119 nhà giáo và nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tỷ lệ đại biểu có trình độ chuyên môn, học vấn cao (12 giáo sư, 20 phó giáo sư, 144 tiến sỹ, 248 thạc sỹ)...
Các ý kiến phát biểu tại cuộc gặp mặt cho rằng cơ cấu đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội khóa XV nói riêng đã thể hiện rất rõ tính đại đoàn kết toàn dân tộc, với cơ cấu đại biểu đại diện đầy đủ cho các giới trong xã hội.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cuộc gặp mặt này là hoạt động ý nghĩa, thấm đượm tình đoàn kết giữa các dân tộc, minh chứng cho sự thống nhất ý chí và hành động, ý thức trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trước cử tri cả nước trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vị thế, vai trò của Quốc hội cùng những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động suốt hơn một năm qua, nhất là trong giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 đã được cử tri, nhân dân cả nước ghi nhận, đánh giá cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng, tích cực, tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo.
Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục tham gia cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an ninh biên giới quốc gia; đề cao cảnh giác và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.
Các đại biểu cũng cần phát huy vai trò, uy tín vận động đồng bào tin tưởng, đồng thuận với Đảng, Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi gặp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
Chủ tịch Quốc hội cũng mong các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm; thường xuyên gần gũi, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bám sát thực tiễn để chuyển tải vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Chủ động, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ, trách nhiệm trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định, để Quốc hội hoạt động ngày càng chất lượng cao hơn, dân chủ hơn, sáng tạo, quyết liệt và thiết thực hơn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Năm 2023 và thời gian còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo tích cực tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như kiến nghị, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác dân tộc, tôn giáo, phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ nhằm xây dựng vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về an ninh, quốc phòng, hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.
Bên cạnh đó, các vị đại biểu cần đóng góp xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; phát huy tối đa tiềm lực của nền tri thức, khoa học, công nghệ nước nhà, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực.
Trước mắt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo phát huy tối đa năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm của mình để tham gia có hiệu quả đối với các chuyên đề giám sát năm 2023 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ mong muốn toàn ngành giáo dục sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, quyết tâm khắc phục hạn chế, khó khăn, thực hiện có hiệu quả chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục-đào tạo của nước nhà./.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
