Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Dân tộc - Văn hóa Thứ sáu, 16/12/2022 - 17:00
Đà Nẵng: Tôn vinh nghệ nhân công hiến, giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể |
Ngày 16/12, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh và trao tặng, truy tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Trong năm 2022, tỉnh Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’Nông huyện Lắk” và Di sản về “Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê Đê huyện Cư M’gar".
Bên cạnh đó, đã có 17 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh công bố và chúc mừng các địa phương có di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Minh Huệ |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh nhấn mạnh, di sản văn hóa là sự hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống được đúc kết từ ngàn đời của một vùng đất, một dân tộc và của toàn nhân loại. Chăm lo bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là chăm lo sự gắn kết giữa truyền thống, hiện tại và tương lai, chăm lo cốt lõi của bản sắc dân tộc. Việc Đắk Lắk được đón nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là nguồn động lực to lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk có thêm 17 nghệ nhân được phong tặng và 3 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nhà nước nghệ nhân ưu tú vừa là niềm vinh dự, tự hào của nghệ nhân, vừa là dịp để cán bộ, Nhân dân ghi nhận, tôn vinh các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
![]() |
Trao tặng danh hiệu cho các nghệ nhân ưu tú. Ảnh: Minh Huệ |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh bày tỏ mong muốn các nghệ nhân tiếp tục phát huy, đóng góp trí tuệ, tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh. Đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành chụp hình lưu niệm với các nghệ nhân ưu tú và thân nhân các nghệ nhân ưu tú. Ảnh: Minh Huệ |
Như Báo Công Thương đã đưa tin, tỉnh Đắk Lắk có 17 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Ưu tú” năm 2022 (theo Quyết định số 1021/QĐ-CTN ngày 9/9/2022 của Chủ tịch nước), trong tổng số 547 cá nhân trong cả nước được phong tặng danh hiệu này. Cùng ngày 9/9/2022, Chủ tịch nước ký Quyết định số 1022/QĐ-CTN về việc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Ưu tú” cho 16 cá nhân đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó Đắk Lắk có 3 nghệ nhân được truy tặng.
Được biết, vào năm 2019, tỉnh Đắk Lắk cũng có 24 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú".
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
