Đắk Nông: Rượu cần truyền thống đạt chuẩn châu Âu
Kinh tế - Hội nhập Thứ ba, 26/07/2022 - 15:58
Người “giữ lửa” rượu cần Phú Túc |
Giữ nghề làm rượu cần truyền thống
Sáng cuối tuần, bà H'Mai ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia (thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) nhóm lửa, nấu 1 nồi cơm hơn 10kg gạo trộn với 1 ít nếp bằng bếp củi. Cơm chín bà xới cơm ra tấm bạt. Trong lúc chờ cơm nguội bà H'Mai đi dã men rượu cần từ vỏ, lá cây rừng. Đây là Loại men tạo nên sự khác biệt của rượu cần truyền thống của người Mạ. Khi cơm còn ấm bà H'Mai dùng tay bốc từng nắm men phủ lên cơm đã rãi đều trên tấm bạt. Cơm và men sau đó được trộn đều. Đây là công đoạn đầu tiên và cơ bản nhất của việc nấu cơm rượu truyền thống bà H'Mai đã duy trì nhiều năm nay.
![]() |
Trước mỗi mẻ rượu cần truyền thống, phơi tré là một trong những công đoạn được chú trọng |
Bà H'Mai năm nay 52 tuổi, bà đã có hơn 30 năm làm rượu cần truyền thống. Ban đầu bà H'Mai chỉ nấu rượu cần cho gia đình sử dụng trong các lễ cúng truyền thống và các sinh hoạt truyền thống của gia đình. Khi những người hàng xóm đến uống rượu cần của bà thấy ngon và đặt bà làm mỗi khi có tiệc đãi khách. Từ đó, bà trở thành thợ nấu rượu cần và duy trì đến nay. Khoảng 5 năm trở lại đây, bà nấu rượu cần thường xuyên hơn, rượu luôn để sẵn trong nhà để bán quanh năm. Nấu rượu cần trở thành nghề chính của bà khi thị trường ngày càng mở rộng, rượu cần trở thành hàng hóa bán cho khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch của tỉnh. Bà H'Mai chia sẻ: "Tuần nào tôi cũng làm rượu cần để bán cho các gia đình trong tỉnh và khách du lịch. Tôi thường làm số lượng lớn vào các ngày dịp lễ hội, dịp tết. Đây là mùa tiêu thụ rượu cần nhiều nhất trong năm".
![]() |
Men lá cây rừng, làm nên đặc trưng riêng về màu sắc, mùi vị của rượu cần truyền thống dân tộc Mạ. |
Bà Grum, ở bon Bu Sóp, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa cũng là một thợ nấu rượu cần truyền thống lành nghề với gần 40 năm gắn bó với chum, ché. Bà Grum chia sẻ, "bí quyết để làm rượu cần ngon phải bắt đầu từ khâu chuẩn bị ché rượu. Ché sau khi được vệ sinh sạch sẽ còn phải tráng qua bằng nước nấu từ lá cây R’dong. Lấy lá R’dong nấu nước bỏ vào trong ché và mang phơi nắng. Khi nào lá R’dong trong ché khô thì ché đó đã khô và mang đi ủ rượu. Ché khô thì khi ủ rượu sẽ không bị chua, giữ được mùi thơm đặc trưng. Để có được ché rượu cần ngon không thể thiếu men cây rừng, loại men giúp rượu có màu đẹp, mùi thơm đặc trưng".
![]() |
Bà Grum đang thực hiện công đoạn bỏ cơm đã trộn men vào ché rượu cần |
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, cách làm rượu cần truyền thống là nấu cơm gạo, trộn một ít gạo nếp, cơm chín để nguội, trộn men rừng, vỏ trấu và cho vào ché ủ. Cách làm là vậy nhưng để có được ché rượu ngon thì cần một người có tay nghề cao để đo đúng liều lượng của các loại nguyên liệu, sao cho tất cả vừa đủ.
![]() |
Rượu cần truyền thống đạt tiêu chuẩn châu Âu mở ra cơ hội đưa sản phẩm rượu cần ra khỏi phạm vi bon làng, vươn ra thị trường trong nước |
Rượu cần đạt chuẩn châu Âu
Năm 2018, rượu cần truyền thống được tỉnh Đắk Nông công nhận là nghề truyền thống. Những người đang sản xuất rượu cần trong bon Ting Wel Đơm, bon Bu Sóp và bon N’Jriêng, xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa đã liên kết thành tổ hợp tác nấu rượu cần truyền thống. Để sản phẩm truyền thống tiếp cận thị trường, rượu cần đã được kiểm tra chất lượng, kết quả các chất trong rượu cho thấy không có độc tố methanol và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn, chất lượng đồ uống an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu.
![]() |
Bà Grum trưng bày ché rượu cần trong nhà để phục vụ khách du lịch |
Theo ông Trần Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đắk Nia, việc công bố các chất trong mẫu test đã tạo điều kiện cho THT rượu cần Đắk Nia tuyên truyền, quảng bá về rượu cần truyền thống. Sản phẩm rượu cần truyền thống đã có logo rượu, nhãn hiệu và đăng ký sở hữu trí tuệ rượu cần Đắk Nia, từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho rượu cần Đắk Nông, mở ra hướng phát triển mới góp phần giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.
Từ khi được công nhận nghề truyền thống, thu nhập của các hộ nấu rượu cần đã tăng lên. Bước đầu cho thấy, việc tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm truyền thống đã và đang góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế, giá trị truyền thống của nghề làm rượu cần tại xã Đắk Nia. Đây là cách bảo tồn văn hóa truyền thống hiệu quả, bền vững và phù hợp xu thế hiện nay.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam
