Đến bản Tả Phìn tắm lá thuốc của người Dao đỏ
Dân tộc - Văn hóa Thứ hai, 12/09/2022 - 12:07
Thuốc tắm- tri thức dân gian của người Dao đỏ |
Tắm lá thuốc - sản phẩm du lịch hấp dẫn
Nằm cách thị trấn Sapa 15km, bản Tả Phìn nổi tiếng với "đặc sản" tắm lá thuốc của người Dao đỏ. Đây là bài thuốc tắm cổ truyền kỳ diệu, được nấu từ các loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
![]() |
Lá thuốc sau khi được lấy về sẽ chặt, băm thành miếng nhỏ, rồi mang rửa sạch, phơi khô |
Vân – người có thâm niên lâu năm làm nghề hái thuốc lá – cho biết: Lá thuốc không phải ai cũng có thể lên rừng hái về được mà phải biết các vị thuốc và phải được dạy nhận mặt cây thuốc mới lên núi hái.
Sau khi lấy đủ các vị thuốc, người dân sẽ thái nhỏ, cho tất cả vào một chiếc nồi lớn. Tiếp theo sẽ đun nồi thuốc trên bếp củi cho đến khi sôi lên rồi đổ vào thùng gỗ tròn trong phòng tắm. Sau đó thêm nước lạnh vào thùng để giảm nhiệt độ cho vừa. Bài thuốc tắm lá của người Dao giúp cơ thể khỏe mạnh, chữa nhiều loại bệnh như đau nhức xương khớp, đau cơ, cảm cúm, ngứa, tăng cường thể lực...
Theo những người kinh doanh dịch vụ tắm thuốc lá ở Tả Phìn, phương pháp tắm lá thuốc theo kiểu truyền thống được thực hiện khá cầu kỳ, với hai loại thuốc là sấy khô hoặc để tươi. Mỗi thùng nước tắm thường sử dụng ít nhất 10 loại thảo dược, có khi tới 120 loại khác nhau.
Tuỳ lượng nước tắm mà bốc thuốc nhiều hay ít. Thuốc được đun liên tục trong vòng từ 3 - 4 giờ đồng hồ để thu được màu nước đỏ đậm như rượu vang, hương thơm đặc trưng của các loại thảo mộc. Nhiệt độ thích hợp giúp bài thuốc phát huy công dụng cao nhất từ 37 - 40 độ C. Người tắm sẽ được ngâm mình trong bồn tắm bằng gỗ.
Với mỗi bồn tắm, du khách phải trả từ 80.000 - 100.000 đồng tùy vị trí bồn tắm du khách lựa chọn. Nếu không tắm, du khách có thể chọn cách ngâm chân lá người Dao ở ngoài trời. Bài thuốc lá của người Dao đỏ ở Sa Pa bao gồm từ 10 - 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau.
Vân cho biết thêm, tắm lá thuốc của người Dao đỏ không đơn thuần là phương pháp chăm sóc sức khỏe mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa. Những năm gần đây, tắm lá của người Dao đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Sapa.
Nâng tầm giá trị cây dược liệu
Hiện ở Tả Phìn có khoảng 40 hộ gia đình mở dịch vụ tắm lá thuốc cho khách du lịch, và là một trong những bản có nhiều hộ gia đình mở dịch vụ tắm lá thuốc nhiều nhất ở Lào Cai.
Với nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe như vậy nên dù cách thị trấn khoảng 15 km, nhưng rất đông du khách vẫn thuê xe chạy về Tả Phìn để được ngâm mình trong lá thuốc.
![]() |
Bồn tắm thuốc lá làm bằng gỗ pơmu hương thơm dễ chịu |
Tuy nhiên theo một số người dân bản địa, do khách đông, nhu cầu nhiều, lá thuốc cạn nên cũng có một số cơ sở trà trộn một số lá cây hoặc vị thuốc khác, dẫn tới một số nơi bài thuốc không còn nguyên bản vị thuốc bí truyền trước.
Để giữ thương hiệu, uy tín nghề cổ truyền, tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh trồng cây dược liệu làm thuốc. Trong giai đoạn 2021 - 2025, vùng sản xuất cây dược liệu chủ lực Lào Cai tập trung tại các huyện trọng điểm là Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát với diện tích ổn định 4.000 ha; trong đó trồng mới 1.000 ha cây dược liệu chủ lực hàng năm để đạt 1.500 ha vào năm 2025. Đồng thời, chuyển đổi khoảng 1.500 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới cây dược liệu hàng năm.
Địa phương này cũng tăng cường thu hút từ 2 - 3 nhà đầu tư chiến lược để xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến sâu dược liệu tại vùng sản xuất cây dược liệu tập trung như : Y Tý (Bát Xát), Tả Van Chư (Bắc Hà), Tả Phìn (Sa Pa)… nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến sâu như trà túi lọc, cao bánh, cao lỏng, viên nén… phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đồng thời kết nối, xây dựng điểm du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại các vùng sản xuất dược liệu hàng hóa tập trung, liền vùng, liền khoảnh.
Tỉnh Lào Cai hiện có khoảng 11 loại cây đã được Bộ Y tế đánh giá đạt tiêu chuẩn GACP-WHO trong sản xuất dược liệu. Đây là nguồn tài nguyên quý để địa phương phát triển các vùng sản xuất, chế biến dược liệu, nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển các điểm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. |
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
