Độc đáo lễ cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu
Tôn giáo - Tín ngưỡng Thứ tư, 03/08/2022 - 22:34
Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người dân tộc Thái ở xứ Thanh |
Vào những ngày này theo quan niệm của người Giáy đây là lúc trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lễ hội Háu Đoong theo tiếng Giáy dịch ra theo tiếng phổ thông là vào rừng cúng thần rừng, để cầu mong cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà, vật nuôi phát triển không bị dịch bệnh,…cầu cho mọi người khỏe mạnh, may mắn, ấm no, hạnh phúc. Và những khu rừng được người dân bản chọn để cúng hàng năm theo người Giáy gọi là “Dong sía” - nghĩa là “rừng cấm không ai được xâm phạm.
![]() |
Mâm cúng của đồng bào dân tộc Giáy cúng thần rừng |
Ngày tổ chức lễ cúng, ngay từ sáng sớm đại diện các gia đình đến giúp nhau quét dọn, mổ lợn, mổ gà để làm lễ. Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Giáy, vạn vật hữu linh, đất có thần đất, rừng có thần rừng và sông có thần sông… và tại những khu rừng lớn thường được người Giáy chọn làm nơi để cũng thần rừng. Đây được coi là một trong những phong tục mang tính nhân văn, giáo dục người dân tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Và ngay bây giờ mời quý vị cùng Khám phá Lai Châu tìm hiểu về nét văn hoá đặc sắc mang tính truyền thống này.
Ông Phan Văn Sín - bản Nậm Lỏong, phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu cho hay, tổ chức cúng như thế này để cho mùa màng bội thu, dân mình thu được nhiều mùa, khỏi phải đói, cho thật ấm no. Tổ chức lễ này bắt buộc phải có một con lợn, năm con gà, hoa quả, giấy tiền hương đèn, không có lễ vật lợn và gà thì không thể làm được.
Với những ý nghĩ tâm linh và nhân văn, lễ cúng rừng của người Giáy ở Lai Châu được ví như là động lực để đồng bào dân tộc Giáy tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết giữ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
![]() |
Một phong tục trong nghi lễ cúng của người Giáy |
Thầy cúng Thào Thị Tính - bản Nậm Lỏong, phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu cho hay, lễ cúng của người Giáy khác với các dân tộc khác, người ta cúng mỗi con gà hoa quả nhưng người Giáy phải làm cả lợn. Thu mỗi gia đình một ít, đóng góp vào thì mới mua được lợn, gà làm lễ vật cúng. Cúng cho có con nước tưới tiêu mùa màng, bảo vệ dân làng dân bản ai cũng được khoẻ mạnh
Được biết, chủ trì lễ cúng là thầy cúng do người dân lựa chọn từ trước và phải là người Giáy trong bản làng, có uy tín, am hiểu phong tục, được người dân nể trọng. Sau khi lễ cúng kết thúc, bản làng tổ chức bữa cơm cộng đồng tại chỗ để người dân bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần và tổ tiên của họ và thống nhất thời gian cấm bản. Trong những ngày cấm bản mọi người không được đi lao động sản xuất.
Tin mới nhất

Tết Chôl Chnăm Thmây: Đồng bào Khmer nô nức đến chùa tắm nước Phật

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Về sinh hoạt và tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Lễ Sen Dolta: Thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng người Khmer
Tin cùng chuyên mục

Những chuyển biến lớn trong pháp luật để đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Đồng bào Công giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế

Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế

Sóc Trăng: Niềm vui nhân đôi mừng lễ hội truyền thống Sene Dolta của đồng bào Khmer

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Ninh Thuận sắp tổ chức lễ hội Katê của người Chăm

Đồng Tháp: Phát huy vai trò của phụ nữ theo tôn giáo, hình thành nhiều mô hình, sáng kiến trong đời sống

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Lỗ hổng quản lý từ vụ giả tu sĩ Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc

3 xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của mỹ phẩm halal ở Đông Nam Á

Thanh Hóa: Huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh, trật tự tại Lễ hội Hàn Sơn

Đại hội đại biểu Người công giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ VIII

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh, nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu

Ngắm bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật trên vỏ ốc mang về từ Trường Sa

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Người dân nô nức về dự lễ hội Tháp Bà Ponagar
