Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 02/08/2022 - 10:50
Nghi lễ Mát nhà của dân tộc Mường Cỗ lá- ẩm thực độc đáo của dân tộc Mường Gần 22.000 người dân tộc Mường sẽ được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống trong năm 2022 |
Lịch tre (Lịch Đoi) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình là tri thức dân gian đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường Hòa Bình từ khi chưa có nguyên liệu giấy và được lưu truyền đến ngày nay. Đây là loại lịch pháp hội tụ tri thức dân gian độc đáo của người Mường Hòa Bình…
![]() |
Lịch tre hội tụ tri thức dân gian độc đáo của người Mường |
Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Mường Hòa Bình đã xây dựng cho mình một cách tính lịch rất độc đáo. Tuy chưa phát triển thành hệ lịch chặt chẽ có tính mật xác cao để có thể tính trước được nhiều năm, nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của quá trình quan sát lâu dài về các quy luật của vận động tự nhiên. Xác lập ra cách tính Lịch tre, người Mường đã có phương tiện để khám phá ra những quy luật tự nhiên, cũng như công cụ để hoạch định mùa vụ canh tác nông nghiệp riêng của mình. Hiện nay, tri thức dân gian này được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của người dân, thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, xứng đáng là một tri thức, di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia.
![]() |
Lịch tre, giúp người Mường khám phá ra những quy luật tự nhiên |
![]() |
Lịch tre, di sản văn hóa vẫn còn nguyên giá trị |
Từ xa xưa, dân tộc Mường Hòa Bình cứ theo Lịch tre mà chọn ngày lành, ngày đẹp để làm những việc quan trọng như tổ chức lễ Khai hạ đầu năm, làm nhà, làm đám cưới... Theo cách tính Lịch tre, các ngày từ 1-10, người Mường gọi là “ngày cây”; từ ngày 11-20 gọi là “ngày lồng”; từ ngày 21-30 gọi là “ngày cuối”. Người Mường thường tổ chức những việc quan trọng vào những ngày đầu tháng (ngày cây), tránh những ngày kỵ. Theo thống kê hiện nay, trong toàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn 5 bộ Lịch tre cổ của dân tộc Mường có từ hàng trăm năm và khoảng trên 100 bộ Lịch tre sao chép làm mới đang được lưu giữ, sử dụng trong nhân dân. Hiện, di sản văn hóa này vẫn còn nguyên giá trị, được một bộ phận nhân dân lưu giữ, sử dụng, đa số là bậc cao niên, các thầy mo, thầy cúng.
![]() |
12 thanh tre tượng trưng cho 12 tháng trong năm |
Được biết, bộ lịch tre của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình làm từ những thanh tre được dóc, vót và đánh bóng cẩn thận, sử dụng để khắc các khấc, vạch, chấm (gọi chung là các ký hiệu, biểu tượng) nhằm chỉ thị cho ngày, tháng và các hiện tượng, quy luật trong tự nhiên hàng tháng trong năm. Trong đó, 12 thanh tre tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi thanh tre được tạo hình chữ nhật, có 2 mặt rộng gọi là mặt lịch và 2 mặt hẹp gọi là sống lịch. Tất cả các thanh tre đều khắc 30 khấc tương đương với 30 ngày trong 1 tháng.
Trên Lịch tre, nếu thấy vạch nào hình chữ vê (v) thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa... vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng hết. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua bắt ốc sẽ được nhiều. Trong Lịch tre, tháng 1 là tháng có nhiều ngày cá nhất vì đó là thời điểm mùa cá đẻ. Nếu vào ngày hao thì người dân dù có buôn bán bốn phương, lắm của nhiều tiền thì cũng bị thua lỗ... Khi dựng vợ, gả chồng, người Mường phải nhằm vào những ngày vạch ngắn, đó là ký hiệu của ngày bình thường có thể làm đủ mọi công việc mà không sợ bị thua lỗ, nhưng cũng không phát tài phát lộc được.
![]() |
Ông Bùi Thanh Bình, nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian dân tộc Mường, giới thiệu bộ Lịch tre |
Có thể thấy, Lịch Tre người Mường Hòa Bình có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường đều dựa vào cách tính cát hung của bộ lịch. Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của người dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc.
![]() |
Tỉnh Hòa Bình đón nhận bằng công nhận Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường |
Với những giá trị độc đáo, đặc sắc mang tính tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc, Lịch tre dân tộc Mường Hòa Bình đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 31/7 vừa qua tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường. Đây thực sự là tri thức dân gian đáng tự hào của dân tộc Mường Hòa Bình.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
