Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học
Dân tộc thiểu số & Miền núi 07/03/2023 22:42 Theo dõi Congthuong.vn trên
Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống Gia Lai: Bảo tồn di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai |
Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học là ý tưởng sáng tạo của các giáo viên Trường Mầm non Vàng Anh (xã Kroong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Tại ngôi trường này, các lớp học đã được trang trí bằng những "không gian văn hóa" mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
![]() |
Từ những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày và trang phục truyền thống, thầy cô trường Mầm non Vàng Anh đã tạo ra một không gian văn hóa dân tộc Ba Na độc đáo ngay tại trường học |
Trường Mầm non Vàng Anh có 329 học sinh song có đến 204 em là người dân tộc Ba Na tập trung ở 2 điểm trường lẻ Kroong Klah và Kroong Ktu. Vì vậy, từ khi bắt đầu thành lập điểm trường lẻ, nhà trường đã mang không gian văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na vào từng lớp và khuôn viên trường học.
Theo cô Nguyễn Thị Yến - Phó Hiệu trưởng nhà trường, ý tưởng này giúp tái hiện một cách chân thực và sinh động bản sắc văn hóa cũng như cuộc sống thường ngày của đồng bào người Ba Na. Bên cạnh đó, nhà trường mong muốn tạo ra không gian học mới mẻ và thú vị. Và quan trọng là giáo dục học sinh biết và giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc.
Trong từng lớp và khuôn viên trường học được bố trí góc riêng để trang trí các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ truyền thống... Ngoài việc dạy kỹ năng, giáo viên còn hướng dẫn trẻ khám phá không gian văn hóa và trải nghiệm các trò chơi dân gian của dân tộc Ba Na tại địa phương.
Bên cạnh đó, thông qua những câu chuyện văn hóa mà già làng kể, giáo viên biên tập lại để tuyên truyền và giáo dục cho học sinh. Từ đó, giúp các em biết về ý nghĩa của đồ truyền thống và thấy yêu hơn nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
![]() |
Ngoài việc dạy kỹ năng, các em nhỏ Ba Na còn được tìm hiểu về các nét văn hóa, nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình |
Cũng theo cô Yến, toàn bộ hiện vật và dụng cụ trang trí ở “Góc địa phương” đều do chính tay các giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh thiết kế, thực hiện. “Thật may mắn là phụ huynh của các em học sinh nơi đây ai cũng nhiệt tình hưởng ứng, góp tre, gỗ cùng nhà trường hoàn thiện các sản phẩm. Thông qua những hoạt động này đã góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa phụ huynh với nhà trường”, cô Yến nói.
Cô Yến nói thêm, xây dựng “Góc địa phương” không mất nhiều chi phí, bởi phần lớn các hiện vật đều được phụ huynh quyên góp; các dụng cụ đều được làm từ tre, nứa sẵn có trong tự nhiên nhưng lại có độ bền cao, thời gian sử dụng nhiều năm liền.
Ở “Góc địa phương” còn tích hợp được nhiều môn học khác nhau như tạo môi trường để trẻ làm quen với trang phục truyền thống, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của dân tộc mình. Từ đó, kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi và khám phá môi trường xung quanh của trẻ.
![]() |
Không gian văn hóa dân tộc Ba Na ngay tại trường học giáo dục các em nhỏ biết và giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc |
Là cô giáo người dân tộc Ba Na, gắn bó với điểm trường thôn Kroong Klah hơn 3 năm qua, cô Y Phượng cũng cho rằng, xây dựng không gian văn hóa dân tộc Ba Na mang lại hiệu quả thiết thực trong trường mầm non. Không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng cường thêm Tiếng Việt, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Cô Y Phượng chia sẻ: "Mỗi đồ vật đều ghi chú rõ ràng bằng tiếng Việt để trẻ gọi tên và trau dồi tiếng Việt, trẻ có thể tìm những chữ cái đã học thông qua các ghi chú trên hiện vật được trưng bày. Trong năm học tới, chúng tôi dự định sẽ phối hợp với phụ huynh bổ sung thêm những sản phẩm mới để không gian văn hóa của nhà trường ngày càng phong phú hơn."
![]() |
"Góc địa phương" trưng bày các dụng cụ truyền thống và được ghi bằng tiếng Việt giúp các em nhỏ trau dồi thêm vốn tiếng Việt |
Ông Thái Khắc Hòa - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum cho biết, xuất phát từ mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương, Phòng đã chỉ đạo các trường Mầm non xây dựng “Góc địa phương”. Tại đó, sẽ trưng bày, giới thiệu những hiện vật, dụng cụ truyền thống gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. “Khi đưa Góc truyền thống địa phương vào trường học có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ hiểu được truyền thống, cội nguồn dân tộc mình qua hình ảnh, lời kể của giáo viên. Góp phần hình thành nhân cách và hiểu được giá trị truyền thống quê hương", ông Hòa nói.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới
Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Tháng 5 lên cùng Điện Biên Phủ: Thời gian đi cùng khát vọng phát triển

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Độc lạ món xôi bảy màu của dân tộc Nùng Dín
