Đua ngựa trở thành di sản quốc gia: Đòn bẩy cho du lịch Bắc Hà

Lễ hội đua ngựa Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) vừa được Bộ Văn hóa, Thể theo và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là cơ hội lớn để tỉnh Lào Cai bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, khai thác phát triển kinh tế xanh.

Huyện Bắc Hà, Lào Cai vốn được mệnh danh là cao nguyên trắng, bởi khí hậu mát mẻ, đồng thời là “thủ phủ” của mận Tam Hoa nổi tiếng, mỗi độ xuân về, mận ra hoa phủ trắng cao nguyên Bắc Hà thơ mộng, hữu tình.

Đua ngựa trở thành di sản quốc gia: Đòn bẩy cho du lịch Bắc Hà
Lễ hội đua ngựa Bắc Hà

Ngoài khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Bắc Hà còn là vùng đất có nhiều nhiều di tích nổi tiếng, như Dinh Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, đền Trung Đô, động Thiên Long. Cùng với đó là các bản làng còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc như Tả Van Chư, xã Tả Van Chư; thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, thôn Bản Phố, xã Bản Phố… Đặc biệt không thể không nhắc tới là phiên chợ văn hóa Bắc Hà thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.

Bắc Hà còn được du khách gần xa biết đến với những lễ hội độc đáo, đặc biệt là lễ hội đua ngựa truyền thống gần 100 năm tuổi, diễn ra vào tháng 6 hàng năm. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, năm 1975, ở Bắc Hà tổ chức một buổi diễu hành với trên 200 con ngựa đi khắp khu vực trung tâm chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến mùa xuân năm 1980, Huyện đội (Ban Chỉ huy Quân sự) Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi để tham gia dân binh vận chuyển lương thực bằng đường bộ. Sau đó, Bắc Hà không tổ chức giải lần nào nữa.

Đến năm 2007, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mới chính thức được khôi phục lại. Từ đó đến nay, giải đã trở thành lễ hội thường niên của huyện Bắc Hà, được tổ chức mỗi năm một lần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc Bắc Hà; quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bắc Hà đến du khách trong và ngoài nước, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bắc Hà.

Trước đây, giải đua ngựa diễn ra xung quanh cánh đồng, các quả đồi và đích là bãi đất ở trung tâm thị trấn. Khi gần về tới đích, các kị mã nhảy thật nhanh xuống đất, rút khẩu súng kíp trên vai và nhằm vào bia bắn 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng. Ngày nay, cuộc đua ngựa ở Bắc Hà đã không còn thi bắn súng, các nài ngựa cũng có một sân thi đấu riêng, cuộc đua được tổ chức bài bản và hấp dẫn người xem hơn.

Không mang tính chất thương mại, không phải giải đua chuyên nghiệp, đua ngựa ở Bắc Hà là cuộc đua của những người nông dân (nài ngựa) và ngựa đua là những con ngựa thồ. Nét đặc sắc của đua ngựa ở Bắc Hà là đua mộc những nài ngựa cưỡi trên lưng ngựa không có yên cương, không bàn đạp giữ chân mà chỉ có đai buộc ngựa, hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển.

Với lòng dũng cảm, tài điều khiển ngựa khéo léo và sức khỏe dẻo dai của cả người đua lẫn ngựa đấu nên cuộc đua diễn ra quyết liệt, gay cấn, hấp dẫn từ vòng loại đến chung kết. Với nét riêng biệt đó, giải đua ngựa Bắc Hà luôn được mong đợi và trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà - cho hay, việc duy trì giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà là một trong những nỗ lực của địa phương nhằm tôn vinh giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào thiểu số vùng cao Bắc Hà nói chung và ngợi ca nét độc đáo, tình cảm gắn bó giữa con người vùng cao với loài vật vô cùng gắn bó, thân thuộc trong cuộc sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của họ.

Đua ngựa trở thành di sản quốc gia: Đòn bẩy cho du lịch Bắc Hà
Bắc Hà là vùng đất còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

Sau khi trở thành di sản quốc gia, nhiều chuyên gia văn hóa, du lịch cho rằng, giải đua ngựa Bắc Hà sẽ làm giàu có hơn cho văn hóa vùng đất này, đặc biệt là cải thiện sức hút du lịch với du khách, trở thành đòn bẩy cho du lịch phát triển thời gian tới.

Bởi thực tế, dù sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, nhưng du lịch Bắc Hà vẫn phát triển chưa tương xứng, tăng trưởng khách du lịch thấp do thiếu những sản phẩm độc đáo, cơ sở du lịch chưa được đầu tư đồng bộ; hệ thống khách sạn, nhà mới chỉ ở quy mô nhỏ và còn thiếu những cơ sở chất lượng cao; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quảng bá xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch hiệu quả chưa cao; khả năng kết nối với Sa Pa, thành phố Lào Cai, Si Ma Cai, Xín Mần (Hà Giang) trong việc điều phối khách du lịch còn hạn chế…

Nhận diện những khó khăn trong phát triển du lịch, và quyết tâm tạo đột phá cho kinh tế xanh Bắc Hà, theo Quy hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bắc Hà sẽ tập trung phát triển đa dạng các dòng sản phẩm du lịch (loại hình du lịch) như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái - cộng đồng, du lịch tham quan, di tích lịch sử, lễ hội để đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của du khách; Đẩy mạnh công tác quảng bá thông qua các ấn phẩm đặc sắc, hệ thống Internet, mạng xã hội; Xúc tiến thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của huyện, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng khách sạn hạng từ 3 sao trở lên tại khu vực thị trấn, phát triển du lịch cộng đồng; Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối các điểm du lịch; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch hướng tới hoàn thiện các kỹ năng cơ bản theo Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam; Tăng cường khả năng kết nối, điều phối và trung chuyển khách với các địa phương trong tỉnh và tỉnh Hà Giang.

Hoa Quỳnh

Tin mới nhất

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động