Dừng chân Panhou Retreat, khám phá miền di sản Hoàng Su Phì
Dân tộc - Văn hóa Thứ năm, 20/04/2023 - 16:03
Sức vươn Hoàng Su Phì Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết |
Là một huyện nhỏ của tỉnh Hà Giang với địa hình chủ yếu là đồi núi trên thượng nguồn sông Chảy, phần lớn bà con đồng bào miền núi sinh sống ở Hoàng Su Phì đều là dân tộc thiểu số. Nhịp sống của đồng bảo ở Hoàng Su Phì luôn mộc mạc, an nhiên. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sức hút riêng có đối với du khách trong thời gian qua.
![]() |
Panhou Retreat mang vẻ đẹp riêng có giữa lòng di sản ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì |
Cũng như nhiều du khách yêu mến vùng đất nguyên sơ, giàu bản sắc này, từ những năm 1997, sau hành trình rong ruổi khắp Việt Nam, đôi vợ chồng đam mê du lịch người Pháp - Việt (anh Michel Galey và chị Lan Phương) đã đến Hoàng Su Phì và dừng chân nghỉ lại Thông Nguyên. Họ ngay lập tức “phải lòng” cảnh quan và khí hậu nơi đây cùng với sự đặc sắc của văn hoá dân tộc địa phương.
Yêu mến mảnh đất vùng cao xinh đẹp, nơi có tới 12 dân tộc sinh sống, sau nhiều nỗ lực và quyết tâm, vợ chồng chị Lan Phương đã đầu tư xây dựng Panhou Retreat. Panhou Retreat đã ra đời với sứ mệnh đặc biệt: Tuyệt đối tôn trọng thiên nhiên và các giá trị bền vững; tôn vinh văn hóa, hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế địa phương.
Tiết lộ việc chọn tên Panhou cho khu lưu trú, vợ chồng chị Lan Phương cho biết, đây là từ gốc của người Dao với khởi nguồn từ tên của vị vua trong truyền thuyết của người Dao là Long Khuyển Bàn Hồ (Bàn Vương).
Sau 20 năm, Panhou luôn có sức hút đặc biệt với "khách Tây" và một bộ phận du khách Việt có gu, yêu thiên nhiên, yêu thích khám phá đặc trưng văn hóa bản địa.
Như nụ cười mộc mạc và hồn hậu của người dân địa phương, Panhou Retreat trìu mến “gieo duyên” du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không một mảng bê tông khô cứng, thay vào đó là hình ảnh một “bản nhỏ” xinh xắn của đồng bào người Dao.
Tại Panhou Retreat, các thiết kế đặc biệt tinh tế và tối giản, trân trọng sự hòa quyện với thiên nhiên để gìn giữ tối đa những vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Toàn bộ lối đi được sắp xếp uốn mềm để nhường chỗ cho những hàng cây mọc tự nhiên như vốn dĩ.
Nếu Hoàng Su Phì được biết tới là mảnh đất vùng cao với kho tàng văn hoá truyền thống vô cùng phong phú của 12 dân tộc, thì tại Panhou Retreat, người ta dễ dàng cảm nhận được nét văn hoá đậm nét và đặc sắc của người Dao.
Sắc đỏ đặc trưng trên họa tiết trang phục của đồng bào Dao được sử dụng làm sắc màu tạo điểm nhấn trong phong cách kiến trúc và nhiều thiết kế tại Panhou. Trên gam màu trầm ấm của gỗ, sắc vàng của phong cách Indochina chủ đạo và màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên, thì sắc đỏ vẫn tạo ấn tượng mạnh để đi vào “vùng nhớ” của du khách.
Sứ mệnh được nối tiếp, giá trị được bảo tồn vẹn nguyên như những ngày đầu đã tạo nên sức hút là sức sống lâu bền của Panhou Retreat, trở thành tình yêu và niềm tự hào kiêu hãnh của đồng bào dân tộc tại Hoàng Su Phì. Sau nhiều năm sưu tầm, Panhou Retreat đã xây dựng một bảo tàng trưng bày các trang phục dân tộc, tôn vinh nét đẹp văn hoá – lịch sử của các đồng bào dân tộc tại Hoàng Su Phì.
![]() |
90% nhân viên tại khu nghỉ là người dân tộc địa phương |
Đặc biệt, tại Panhou Retreat có hơn 90% nhân viên tại khu nghỉ là người dân tộc địa phương, họ được đào tạo nghiệp vụ du lịch, học tiếng Anh, nâng cao trình độ văn hóa… Họ cũng là những “đại sứ” Panhou truyền cảm hứng và tình yêu Hoàng Su Phì tới mỗi du khách. “Chúng tôi tự hào và kiên trì mục tiêu cùng với chính những người dân địa phương mang đến cho du khách những dịch vụ tận tâm và tạo nên những giá trị tích cực cho cộng đồng” – Đại diện chủ đầu tư khẳng định.
Cùng với Panhou Retreat, hiện hệ thống dịch vụ lưu trú tại Hoàng Su Phì đang phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá miền di sản ruộng bậc thang; đồng thời góp phần để ngành du lịch huyện Hoàng Su Phì tiếp tục bứt phá trong trong thời gian tới, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Trong quý I năm nay, đã có gần 30 nghìn lượt khách du lịch đến với Hoàng Su Phì, trong đó chủ yếu là khách nước ngoài, doanh thu từ du lịch đạt trên 20 tỷ đồng. Với đà tăng trưởng này, du lịch Hoàng Su Phì kỳ vọng sẽ đặt mục tiêu đón trên 130 nghìn lượt khách trong năm 2023 và tiếp tục hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025.
Tin mới nhất

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng
