Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Điện lực Kbang hỗ trợ kéo điện sinh hoạt cho dân làng Kon Bông PC Gia Lai nỗ lực cấp điện ổn định cho địa phương nước láng giềng

Làng “chạy lũ”

Làng Kon Bông (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có 140 hộ với hơn 500 khẩu, 99% người dân trong làng là người dân tộc Ba Na. Làng nằm trên quả đồi cao, với những ngôi nhà sàn ngay hàng, thẳng lối hai bên sườn đồi. Chính giữa là đường bê tông thẳng tắp dẫn đến ngôi nhà rông sừng sững nằm ở nơi cao và thoáng đãng nhất, cùng với đó là hệ thống điện an toàn và ổn định.

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông
Làng Kon Bông ở thời điểm hiện tại

Nhìn khung cảnh yên bình hiện tại, ít ai nghĩ đến cái tên làng “chạy lũ”. Nhưng Kon Bông đã từng là làng “chạy lũ”.

Trước đây, các hộ dân của làng Kon Bông sống chủ yếu dọc bên sông Krông Pa (thượng nguồn sông Ba). Mỗi năm, vào mùa mưa, cảnh lũ tràn, phá hoại tài sản vật nuôi lại xuất hiện. Vì vậy, cứ đến độ đến tháng 9, tháng 10, người dân làng Kon Bông lại dắt díu nhau chạy tránh lũ. Hành trình chạy lũ gắn chặt với ngôi làng này từ năm này qua năm nọ. Cái tên làng “chạy lũ” từ đó mà ra.

Tháng 10/2020, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 (cơn bão mạnh nhất năm 2020) gây mưa lũ khiến nhà của 73 hộ dân và điểm trường làng Kon Bông bị ngập sâu, có nơi trên 2m. Cơn lũ đi qua không chỉ cuốn đi các thiết bị gia dụng, tài sản, mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người dân làng.

Trước thực tế đó, chính quyền tỉnh Gia Lai đã có chủ trương di dời người dân đến nơi tái định cư mới. Tháng 7/2021, dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai tai làng Kon Bông được triển khai với tổng kinh phí hơn 20,4 tỷ đồng, thực hiện di dời và bố trí người dân tái định cư lên vị trí quy hoạch làng mới tại khu đất rộng gần 5ha trên triền đồi cao bênh cạnh làng cũ. Nhiều hạng mục được triển khai đồng bộ, gồm đầu tư hệ thống cấp nước, xây dựng mới hệ thống điện gồm 01 TBA 50kVA và đường dây hạ thế 1,2km, xây dựng nhà rông văn hóa, cải tạo, sửa chữa trường mẫu giáo…

Dõi ánh mắt xa xăm về vị trí đoạn suối ngày trước là nơi cất nhà của một nửa số hộ dân trong làng, già làng của làng - già Đinh Văn Thiêng, kể lại: “Ngày ấy cứ đến mùa mưa bão là làng lại bị ngập, có năm mưa nhiều lũ về nhiều hộ bị ngập sâu gần nửa nhà sàn, bà con lại dọn dẹp đồ đạc đi tránh lũ, khổ lắm”.

Từng bước giảm nghèo và thoát nghèo bền vững

Trải qua nhiều năm tháng nơm nớp lo sợ ngập lụt, giờ dây dân làng Kon Bông đã ổn định trong ngôi nhà mới, cuộc sống đã dần đổi thay, hệ thống điện sinh hoạt đã cấp đến từng nhà, từng ngôi làng tái định cư an toàn, ổn định, tạo đà thuận lợi để chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng gia sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống và từng bước giảm nghèo và thoát nghèo bền vững trong thời gian đến. Công tác tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả hợp lý cũng được Điện lực đặt lên hàng đầu đối với những làng mới tái định cư.

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Công nhân Điện lực Kbang thi công chuyển hệ thống điện khu tái định cư Kon Bông

Ông Đinh Văn Nao - Bí thư xã Đak Rong chia sẻ: “Không có điện thì rất khó khăn để triển khai công tác chỉ đạo thực hiện công việc nhất là thực hiện công việc giãn dân, xây dựng, dời dân lên làng tái định cư mới. Nhưng nhờ có sự quan tâm của Điện lực Kbang đã xử lý, đóng điện kịp thời đảm bảo cấp điện an toàn góp phần ổn định cuộc sống ban đầu ở ngôi làng tái định cư nơi đây”.

Già làng Đinh Văn Thiêng cho biết, ông rất vui khi được Đảng, Nhà nước quan tâm di dời nhà ở đến nơi an toàn hơn. Nơi ở mới đã có điện, nước sinh hoạt cùng những điều kiện sống tốt hơn, bà con ai nấy đều phấn khởi, cảm thấy an toàn hơn ở nơi tái định cư. “Từ nay, dân làng yên tâm rồi, không sợ lũ lụt, thiên tai nữa và chăm lo làm ăn. Tôi cũng như nhiều bà con sẽ làm hàng rào, trồng cây xanh cho làng thêm xanh-sạch-đẹp”, già Thiêng chia sẻ.

Hồi tháng 8/2023, Điện lực Kbang đã tham gia cùng với các ban ngành của huyện đã tổ chức kiểm tra xác nhận hết nghĩa vụ bảo hành gói thầu xây lắp số 03, 06 thuộc dự án Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Đak Rong. Kết quả kiểm tra dự án được đánh giá đạt về chất lượng theo thiết kế, cũng như tiến độ thực hiện.

Trải qua bao thăng trầm với hành trình di dời tránh lũ, làng Kon Bông giờ đây đã bắt đầu nảy mầm sự sống, làng “chạy lũ” chắc chắn sẽ chỉ còn trong kí ức và mờ nhạt dần, thay vào đó sẽ là những hình ảnh tốt đẹp về cuộc sống ngày một ấm no hơn của người dân làng Kon Bông.

Bình An

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động