Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang thoát nghèo bền vững
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 06/07/2021 - 16:32
Các chính sách và dự án giảm nghèo, nhất là chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang đang hỗ trợ tích cực cho người nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo Sở lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh tiếp tục duy trì các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn này, Hà Giang đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.
Trong đó, nhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, tỉnh đã hỗ trợ người dân về giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư, vật liệu các loại, xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi.... Qua triển khai, thực hiện đã tạo được chuyển biến về nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi; tạo điều kiện cho các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu; cung cấp công cụ sản xuất, vật tư, giống mới, góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi.
![]() |
Chuyển đổi trồng cây ăn quả tạo thu nhập cho người dân địa phương |
Đồng thời địa phương đã tích cực nhân rộng mô hình giảm nghèo kết hợp đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, phát triển thành các phong trào giảm nghèo sôi nổi trên toàn tỉnh. Trong đó đã tổ chức dạy nghề cho hơn 8.000 lao động nông thôn và hỗ trợ giống cây tam giác mạch để thu hút khách du lịch đến với các địa phương.
Tỉnh tập trung triển khai thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 07/01/2021 của UBND tỉnh. Với tổng số hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ đến nay gần 600 hộ. Tổng diện tích vườn tạp đã được cải tạo là gần 550.000m2, chủ yếu trồng các loại cây: bưởi, xoài, ổi, mận, rau, đậu...; xây dựng chuồng, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đánh giá bước đầu cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, có nhiều tiềm năng tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo gồm cả những hộ là người dân tộc thiểu số.
Đồng thời, từ đầu năm 2021 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ nghèo người dân tộc thiểu số với 14.066 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 604,9 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chuyển đổi trồng cây ăn quả tạo thu nhập cho đồng bào, tỉnh Hà Giang cũng đã tập trung tuyên truyền, quảng bá, sản phẩm đặc trưng, phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang. Tập trung tuyên truyền, quảng bá thông qua việc tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về huyện miền núi năm 2021; trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm giới thiệu nông sản của tỉnh và điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP…
Đáng chú ý là sự chung tay hỗ trợ của các doanh nghiệp hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang; hỗ trợ chương trình khuyến công cho 18 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn về các lĩnh vực chế biến: sản phẩm chè, tinh bột nghệ, nước cam cô đặc, miến dong, tinh dầu cam và dược liệu... để hỗ trợ phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp địa phương, phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo sinh kế và việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo trong tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh đã và đang tập trung nghiên cứu các giải pháp về xóa đói giảm nghèo, các mô hình sản xuất hàng hóa, cây trồng trong nông nghiệp, mô hình phát triển du lịch bền vững trên công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc.
Coi công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chương trình giảm nghèo là “chìa khóa” thành công của kế hoạch. Thông qua công tác tuyên truyền, các đơn vị chuyên trách của địa phương đã phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo và tổ chức thực hiện sâu rộng, đồng bộ với hình thức tổ chức thực hiện tuyên truyền phong phú, các gương điển hình, kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo thành công của các địa phương, cộng đồng và người nghèo đã tạo hiệu ứng khích lệ, lan tỏa. Công tác tuyên truyền đã góp phần thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Hà Giang đã giảm 33.163 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 22,53%, giảm 21,12% so với đầu năm 2016 (bình quân mỗi năm giảm 4,2%). Trong đó, 6 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 64,03% xuống còn 34,0%, giảm 30,03% so với đầu năm 2016 (bình quân mỗi năm giảm 6,0%); riêng huyện Bắc Mê (huyện mới bổ sung vào huyện nghèo 30a từ năm 2018) giảm từ 38,73% xuống còn 25,89%. |
Tin mới nhất

Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh

Quảng Ninh: Hiệu quả trong phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống các dân tộc

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác

Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người dân tộc Thái ở xứ Thanh
Tin cùng chuyên mục

Đưa điệu múa cổ truyền của người Cơ Tu vào phát triển du lịch

Kon Tum: Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang lần thứ nhất năm 2022

Quảng Nam: Vinh danh nghề truyền thống tại “Nét hoa nghề Hội An”

Phong phú sản vật của đồng bào vùng cao tại Quảng Nam

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao: Tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống

Lễ dâng y tắm mưa, cầu một mùa an cư bình an

Giao thoa, lan toả văn hóa dân tộc - nhìn từ Festival Huế 2022

Đắk Nông: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Làng Văn hóa: Nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày

Hoà chung vũ điệu “Tung Tung Za Zá” tại Khu du lịch Núi Thần Tài

Quảng bá văn hóa Tây Nguyên thông qua bích họa đường phố

Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản

Cồng chiêng: Nét văn hóa độc đáo của người Mường

Thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia

Du lịch ở Nặm Đăm đang nhộn nhịp trở lại

Gần 22.000 người dân tộc Mường sẽ được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống trong năm 2022

Xòe Thái trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

Tiếp tục lan toả những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam
