Hơn 600 ảnh, tư liệu tham gia triển lãm về dân tộc, tôn giáo tại Sóc Trăng
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 05/11/2022 - 17:09
Triển khai thực hiện Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 274/QĐ-BTTTT ngày 16/02/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2022. Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc tại Quảng trường Bạch Đằng từ ngày 05/11/2022 đến ngày 07/11/2022.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm |
Đây là hoạt động thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển lãm nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lần thứ V năm 2022. Với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 600 ảnh, tư liệu về dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam.
![]() |
Các đại biểu tham quan triển lãm |
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, triển lãm ảnh, tư liệu về cộng đồng các dân tộc, tôn giáo lần này mang ý nghĩa chính trị, văn hoá sâu sắc. Bên cạnh đó, còn là sự khẳng định về tinh thần đoàn kết, thống nhất trong sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước đó, sáng ngày 4/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Lễ khai mạc thi đấu các môn thể thao ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, tại tỉnh Sóc Trăng năm 2022.
Hội thao thu hút hơn 550 vận động viên đến từ 12 tỉnh, thành phố gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, thành phố Cần Thơ và TP.HCM, hội tụ về tranh tài ở các môn thi đấu gồm: bóng đá mini, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, bi sắt, việt dã, cờ ốc. Ngoài ra, còn có đông đảo người hâm mộ yêu thích các môn thể thao truyền thống này đến để cổ vũ.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào thể thao trong vùng đồng bào dân tộc Khmer có bước phát triển sâu rộng, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian dần được khôi phục và tổ chức thi đấu ngày càng quy mô và phong phú, thu hút người dân tham gia tập luyện. Thông qua Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII tại Sóc Trăng, tiếp tục thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành đến đời sống đồng bào cả nước nói chung và đồng bào Khmer nói riêng.
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
