Huyện Mèo Vạc: Từ bản sắc văn hóa đến sự đặc sắc của du lịch
Dân tộc - Văn hóa Thứ tư, 17/08/2022 - 17:00
Đón bình minh ở Thượng Phùng |
Nhắc đến huyện Mèo Vạc là tới cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ với dòng sông Nho Quế, vách đá thần Mã Pì Lèng, con đường Hạnh Phúc… Cùng với đó là Lễ hội Chợ tình Khâu Vai và các Làng văn hóa du lịch cộng đồng giàu bản sắc dân tộc Mông như: thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà (xã Tát Ngà)...
![]() |
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai - điểm đến du lịch riêng có của huyện Mèo Vạc |
Những năm qua, nhờ chú trọng bảo tồn văn hóa gắn với phát triến du lịch và triển khai các đề án phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế - xã hội của huyện Mèo Vạc đã có những bước phát triển rõ rệt.
Tính đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa của huyện Mèo Vạc đạt 647,27 tỷ đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 144 tỷ đồng, tăng 82,41 tỷ đồng so với năm 2015; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20 triệu USD.
Đến nay, kết cấu hạ tầng du lịch của huyện Mèo Vạc cơ bản đã được đầu tư, nâng cấp, tôn tạo; các điểm thăm quan, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí phát triển mạnh...
Với chủ trương phát triển du lịch, gắn với khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc đang tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các công trình, dự án là điểm nhấn du lịch của huyện.
![]() |
Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) – một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam |
Trong đó phải kể đến các điểm đến đang được rất nhiều du khách quan tâm như: Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; Chợ tình Khâu Vai; Khu du lịch đa trải nghiệm Mê cung đá; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Tả Lủng; Nhà máy chế biến thịt bò Vàng; Dự án khu đô thị mới Cao nguyên đá; Dự án khu du lịch sông Nho Quế; Dự án xây dựng khu du lịch khám phá, trải nghiệm Parastone; Dự án đầu tư khai thác hang động tại thôn Sán Tớ và hố sụt tại thôn Tìa Chí Dùa (thị trấn Mèo Vạc)...
Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán phục vụ phát triển du lịch; đầu tư dự án trồng rừng bảo tồn cảnh quan Mã Pì Lèng. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch vùng trồng hoa tam giác mạch tại thị trấn Mèo Vạc, Tả Lủng, Pả Vi, Pải Lủng; vùng trồng cây đào cảnh quan các trục đường (từ thị trấn Mèo Vạc đi xã Khâu Vai, Pải Lủng..), tạo điểm nhấn du lịch của huyện.
Đặc biệt, để du khách có thêm những trải nghiệm ý nghĩa khi đến với huyện Mèo Vạc, Phòng Văn hoá của huyện Mèo Vạc đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương khôi phục, duy trì, phát triển các lễ hội truyền thống của các dân tộc, theo Đề án: Tổ chức ngày hội văn hóa của dân tộc Nùng - Giáy gắn với Chợ phong lưu Khâu Vai, Chợ phong lưu xã Sơn Vĩ; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, gắn với Festival khèn Mông; Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với Lễ mừng ngô mới; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao gắn với Lễ hội Bàn Vương...
![]() |
Huyện Mèo Vạc nổi tiếng với hẻm Tu Sản hùng vỹ |
Theo ông Nguyễn Huy Sắc - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc: Xác định du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mèo Vạc, bên cạnh việc khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có; huyện Mèo Vạc rất chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch như: Mật ong bạc hà, lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, gạo khẩu mang, trang phục dân dân tộc Mông, Dao, Nùng, Lô Lô… Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch, dịch vụ.
Với các hộ dân có mong muốn và có đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du lịch, huyện Mèo Vạc luôn khuyến khích và tạo cơ chế để thu hút đầu tư bảo tồn, phát triển nhà ở dịch vụ theo kiến trúc nhà truyền thống dân tộc Mông, Tày, Nùng, Giấy để thu hút du khách và phát triển du lịch bền vững.
Giờ đây, lên với huyện Mèo Vạc, du khách đã thoải mái và an tâm hơn rất nhiều bởi dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông... ở huyện vùng cao biên giới này đã có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng văn minh, hiện đại.
Sự thay đổi này không chỉ mang lại thuận lợi cho đồng bào các dân tộc ở huyện Mèo Vạc, mà hơn thế còn tạo cú hích để hoạt động thương mại – dịch vụ của huyện Mèo Vạc phát triển; từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với huyện Mèo Vạc và ở lại lưu trú, thưởng thức các đặc sản độc đáo của địa phương.Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
