Kiên Giang: Đồng bào Khmer đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế
Kinh tế - Hội nhập Thứ năm, 19/10/2023 - 15:32
Hơn 5 năm trước, gia đình chị Danh Thị Bích Ngọc, ở ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao) thuộc diện hộ nghèo. Nhà có hai công ruộng, mỗi năm làm hai vụ lúa, nhưng nhà đông con nên chẳng đủ ăn.
Thấy vậy, Chi hội phụ nữ ấp 6 đã hỗ trợ ga đình chị Ngọc vay ưu đãi hơn 30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi heo và phát triển nghề đan lát, hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi đất sang trồng lúa chất lượng cao... Nhờ đó, cuộc sống của gia đình chị dần ổn định khi dần trả được nợ cũ và đầu tư mở rộng sản xuất, thoát nghèo.
Cũng như gia đình chị Ngọc, trước đây gia đình anh Danh Bái, ngụ khu phố Thạch Động, phường Mỹ Đức (TP. Hà Tiên) thuộc diện hộ nghèo. Từ khi gia đình anh được Hội Nông dân phường hỗ trợ 1 con bò và được vay ưu đãi phát triển kinh tế 30 triệu đồng thì đời sống gia đình anh như được bước sang trang mới.
Anh Danh cho biết, với số tiền được vay anh dùng để nuôi cá rô và trồng thêm rau. “Trước đây, kinh tế gia đình tôi khó khăn. Cũng nhờ chính quyền các cấp hỗ trợ vốn, con giống từ đó kinh tế gia đình có sự phát triển. Giờ đây, gia đình tôi có thu nhập ổn định để lo các con được ăn học đến nơi đến chốn”, anh Danh vui mừng.
Có thể nói, sự linh động trong việc lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước ở Kiên Giang đã phát huy hiệu quả. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng tốt các nguồn vốn vay của Chính phủ hoặc tiết kiệm trong chi tiêu để vươn lên thoát nghèo.
![]() |
Ông Đỗ Thanh Bình (giữa) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang tặng quà các vị chức sắc, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng là đồng bào Khmer của huyện Gò Quao. Ảnh: CTTĐT Kiên Giang |
Song song với việc hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng quê hương văn minh, hiện đại, đời sống văn hóa trong đồng bào Khmer luôn được quan tâm chăm lo bằng nhiều hình thức. Từ chỗ được vận động, tuyên truyền về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, xóm ấp, đồng bào Khmer đã trở thành chủ thể tự nguyện, sát cánh cùng chính quyền địa phương đưa phong trào đi vào thực chất.
Theo đồng chí Danh Phúc - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương đã từng bước mang lại lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. “Đặc biệt, nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, từ đó tích cực đóng góp trở lại cho phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng có đông đồng bào Khmer”, ông Danh Phúc cho biết.
Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang cho biết, những chuyển biến tích cực thời gian qua ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang cho thấy những chính sách đầu tư đặc thù của Đảng, Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả.
Ông Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua và 9 tháng đầu năm 2023 có sự đóng góp tích cực của các vị hòa thượng, thượng tọa, sư sãi, đồng bào Khmer.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang được Trung ương phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển trên 66,4 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 57,7 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương đối ứng trên 8,6 tỷ đồng.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của tỉnh, Kiên Giang đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 1,5 - 2%. Phấn đấu 50% số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp...
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm các dân tộc sinh sống trên địa bàn bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo đột phá trong phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh triển cũng khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc. Từ đó giúp người dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao ý thức tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Thúc đẩy ngành Halal Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, toàn diện

Longform | Những “sứ giả kinh tế” làm rạng danh hàng hoá, thương hiệu Việt trên thế giới

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Dấu ấn phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Longform | Tự hào những thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Gia Lai: Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cao Bằng: Điểm đến, kết nối và phát triển

Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?

Phú Thọ phát huy hiệu quả các nguồn lực và bản sắc văn hóa địa phương

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng

Đưa văn hoá vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng dân tộc: Cần tổng hoà nhiều giải pháp

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Thương cảng Hội An: Từ thương cảng xưa để nhìn về phát triển kinh tế biển ngày nay

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững
