Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 26/08/2023 - 10:12
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó, hướng về quê hương Cộng đồng người Việt góp phần đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài |
Tiếng Việt giàu đẹp là vậy, nhưng vì lý do về địa lý, điều kiện sinh hoạt mà người Việt Nam ở nước ngoài nói tiếng Việt gặp những rào cản nhất định. Việt Nam có hơn 5 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng kiều bào ta ở nước ngoài vẫn sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, coi đó là cách thức để duy trì sinh hoạt cộng đồng, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, đất nước.
Họ coi việc dạy tiếng Việt không chỉ là truyền bá một ngôn ngữ phục vụ nhu cầu giao tiếp mà còn là giáo dục về bản sắc, truyền thống dân tộc. Biết thêm một ngôn ngữ cũng là biết thêm một thế giới. Trong đó, tiếng Việt lấp lánh giá trị lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, vốn sống, tình cảm, tinh thần, khí phách của người Việt.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, việc trao truyền tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài chính là một cách để lưu giữ cốt cách người Việt trên thế giới. Việc thường xuyên giữ gìn và nhân lên tình yêu tiếng Việt sẽ góp phần hữu ích vào công tác ngoại giao văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi người mang dòng máu Việt dù sinh sống, công tác ở đâu trên trái đất đều sẽ trở thành sứ giả văn hóa, lan tỏa hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
Ngày 3/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” tại Quyết định số 930/QĐ-TTg.
![]() |
Đề án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài" được triển khai trong giai đoạn 2023 - 2030, đồng thời với Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021. Các hoạt động hướng tới Ngày Tôn vinh tiếng Việt sẽ được triển khai trong cả năm và có thể tổ chức lồng ghép vào các dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước.
Mục tiêu của đề án là tổ chức xây dựng Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trở thành dấu mốc quan trọng hàng năm trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng với những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào trên toàn thế giới và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ; lan tỏa mạnh mẽ tình yêu tiếng Việt, trở thành động lực thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc; đặt nền tảng cho giai đoạn mới về phát triển vị thế tiếng Việt trên nhiều lĩnh vực giáo dục cộng đồng.
Thông qua việc tôn vinh ngôn ngữ dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, đoàn kết, vững mạnh, tích cực đóng góp cho quê hương, đất nước; thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người Việt là một dân tộc thiểu số chính thức tại những địa bàn có đông người Việt sinh sống.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 759/TTg-QHQT ngày 24/8/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng ý với nội dung cơ bản của Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 (Kế hoạch) với các hoạt động cụ thể như đề xuất của Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các cơ quan liên quan và báo cáo theo quy định.
Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch. Thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát hiện, kiến nghị khen thưởng, động viên các nhân tố điển hình đóng góp vào công tác tiếng Việt trong cộng đồng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trong nước và ở sở tại trong tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt, hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng.
Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố liên quan; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình. Bộ Công an đảm bảo công tác an ninh, chính trị cho các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định và các nguồn hợp pháp khác. Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho các hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Ngày Tôn vinh tiếng Việt tổ chức vào 8/9 hàng năm. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với chính quyền và các đại sứ quán ở nước sở tại tổ chức các hoạt động quảng bá ngôn ngữ các nước, lồng ghép Chương trình Ngày Tôn vinh tiếng Việt với các hoạt động đối ngoại tại địa bàn. Tổ chức các buổi tọa đàm tìm kiếm các mô hình dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (đặc biệt là các mô hình giảng dạy, giao lưu trực tuyến với sự tham gia của các giáo viên, sinh viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước cũng như các hoạt động ngoại khóa tiếng Việt, trại hè cho con em kiều bào). Nhân dịp Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam...), các địa phương tổ chức chương trình “Tri ân” ghi nhận, động viên các cá nhân, gia đình, tổ chức, hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng. Đồng thời tri ân và ghi nhận những đóng góp của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, giáo viên, thanh niên và thân nhân kiều bào trong nước có sáng kiến, đóng góp cho hoạt động phát triển, duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... |
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước
