Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương.
Thủ tướng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bắc Giang Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại Bình Dương Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đắk Nông

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022), những ngày qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương trên cả nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Điện Biên

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chung vui với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức vào tối 14/11.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo đã tặng quà cho Ban Công tác Mặt trận phường Điện Biên, đại diện các gia đình văn hóa, các cá nhân tiêu biểu trong các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và đại diện các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Ban Công tác Mặt trận phường Điện Biên, đại diện các gia đình văn hóa, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Chủ tịch nước nêu rõ, ngày hội là dịp để mọi cán bộ, các cấp ủy Đảng, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; cùng với nhân dân bàn bạc, trao đổi, xây dựng giải pháp thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Từ đó tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng ta xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh của mọi thành công. Đoàn kết cũng là giá trị cốt lỗi trong tư tưởng Hồ Chí Minh “Đoàn kết - đoàn kết - đại đoàn kết/ Thành công - thành công - đại thành công”.

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và tầng lớp nhân dân phường Điện Biên tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như mọi quy định của địa phương.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần tiếp tục chăm lo, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, mọi mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

Tham gia xây dựng đời sống văn hóa, sống nghĩa tình, nhân ái, khơi dậy niềm tự hào của con người Hà Nội; thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch”...

Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cần chủ động nắm bắt dư luận, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân để có ý kiến đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp giải quyết. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, từng người dân, mỗi hộ gia đình phải được tham gia, bàn bạc và quyết định những vấn đề chung của cộng đồng.

Đồng thời, Chủ tịch nước đề nghị cần tiếp tục chăm lo, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, mọi mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trong từng gia đình được kịp thời hòa giải không để xảy ra những vụ việc phức tạp, tranh chấp. Từng gia đình tích cực giáo dục người thân và con em trong gia đình không vi phạm pháp luật; phòng ngừa với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Chủ tịch nước đề nghị phường tiếp tục quan tâm thực hiện ngày càng tốt hơn các chính sách đối với gia đình người có công, người có hoàn cảnh khó khăn.

Lãnh đạo Quốc hội tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trước đó, tối 13/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cùng dự Ngày hội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài; lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội tham dự.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ các vị lão thành cách mạng phường Quán Thánh

Nói chuyện với bà con tại khu dân cư phường Quán Thánh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí lãnh đạo ân cần hỏi thăm đời sống tinh thần của bà con; vui mừng khi được chứng kiến những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đạt được.

Trong đó, từng hộ gia đình đã nêu cao ý thức công dân, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của thành phố. Thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch người Hà Nội; cùng nhau giữ gìn trật tự đô thị, đoàn kết xây dựng “Ngõ phố an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp”; chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài.

Tặng quà cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban nhân dân phường Quán Thánh cùng các hộ gia đình tiêu biểu, các hộ có hoàn cảnh khó khăn, các đồng chí lãnh đạo khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Quốc hội, phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ đem lại giá trị tinh thần cho nhân dân mà còn làm giàu ý chí cách mạng, tôn vinh sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy đề nghị các cấp ủy Đảng và chính quyền Hà Nội, quận Ba Đình, cán bộ và các tầng lớp nhân dân phường Quán Thánh quán triệt sâu sắc để thực hiện thật tốt chủ trương này.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền chủ động nắm bắt tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Quán Thánh

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị bà con tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết; mỗi gia đình thường xuyên quan tâm giáo dục con em phòng ngừa với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; thực hiện an toàn trong sản xuất, sinh hoạt. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Cả nước chung tay vì người nghèo”...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng với truyền thống đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, phường Quán Thánh tiếp tục sẽ là điểm sáng trong thực hiện đại đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của TP. Hà Nội.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Sơn La

Ngày 16/11, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng Đoàn công tác Trung ương về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Cùng tham dự Ngày hội có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Đông; cùng các lãnh đạo tỉnh Sơn La và đông đảo người dân địa phương.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng tham gia các hoạt động tại Ngày hội cùng bà con xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Trong không khí thắm đượm tinh thần đoàn kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi khi về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết với nhân dân xã Mường Sang; đồng thời nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử và trở thành tài sản vô giá của đất nước ta, dân tộc ta. Nhờ có đoàn kết mà chúng ta đã hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những lúc đất nước khó khăn, thì sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc đã giúp chúng ta vượt qua tất cả. Cuộc chiến đấu cam go vượt qua đại dịch Covid-19 vừa qua là một minh chứng sinh động cho tinh thần Đại đoàn kết đó.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chia sẻ: Thấm nhuần tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phát động tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư. Trải qua 20 năm thực hiện đã nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, nhất là các tầng lớp Nhân dân ở các thôn bản, buôn làng, phum sóc trên phạm vi cả nước.

“Ngày hội là dịp để cộng đồng dân cư nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm tốt, ghi nhận, biểu dương những điển hình tiên tiến đóng góp công sức xây dựng khu dân cư; bàn bạc những nội dung công việc sẽ triển khai; có nhiều nơi tổ chức những bữa cơm đoàn kết để bà con cùng chia sẻ, động viên gắn bó các hộ gia đình chặt chẽ hơn. Tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết bình yên và phát triển tại mỗi khu dân cư”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao quà cho người có công với cách mạng và người có uy tín trên địa bàn

Đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu, xã Mường Sang trong gần 3 năm qua đã đoàn kết một lòng, xiết chặt tay nhau phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng bảy tỏ niềm vui mừng khi huyện Mộc Châu được thế giới bình chọn là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới và là địa phương có cây cầu kính lớn nhất thế giới. Đây chính là cơ hội để hình ảnh con người Sơn La được lan tỏa khắp thế giới và Mộc Châu sẽ trở thành thị xã, thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đánh giá cao tinh thần đoàn kết của nhân dân trong xã, khi cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế… Những kết quả đó chính là minh chứng cho sức mạnh của khối Đại đoàn kết. Bởi nếu không đoàn kết, thì đời sống vật chất, tinh thần của bà con không thể khởi sắc như ngày hôm nay.

Nhấn mạnh, truyền thống Đại đoàn kết đã được cha ông ta xây dựng, bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho rằng, đó là tài sản mà mỗi người dân Việt Nam phải cùng nhau có trách nhiệm gìn giữ, phát triển, không được lơ là, chủ quan. Đoàn kết các dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Bởi vậy, bà con cần cùng nhau thực hiện tốt tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Tiền hô, hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng; dọc ngang thông suốt”, như vậy thì việc gì khó mấy cũng có thể làm được, khó khăn mấy cũng vượt qua.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng tham gia điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc

Từ những lời ca, tiếng hát, điệu múa gần gũi, thân thương của bà con xã Mường Sang, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến bày tỏ mong muốn bà con tiếp tục gìn giữ bản sắc văn hóa đặc sắc này. Bởi nếu mỗi người dân hôm nay chưa có kinh tế, thì tiếp tục làm việc chăm chỉ, đời sống nhân dân sẽ được cải thiện, nhưng nếu không gìn giữ bản sắc văn hóa thì sẽ tự đánh mất mình.

“Gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc phải xuất phát từ yếu tố tự thân, mình giữ cho mình chứ không ai giữ hộ cho mình được. Với phương châm người đi trước truyền lại cho người đi sau, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu, cộng đồng cùng nhau giữ gìn bằng nhiều cách làm sáng tạo, bền bỉ lâu dài mới có thể giữ được”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gợi mở.

Kỷ niệm 92 năm thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam năm nay đúng vào dịp Kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Mộc Châu, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến mong muốn Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc của huyện cần phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nuôi dưỡng và thực hiện mong ước đưa huyện Mộc Châu trở thành thị xã văn hóa, du lịch, đậm nét Tây Bắc.

Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng 40 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá 2 tỷ đồng, từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cho tỉnh Sơn La; trao quà cho 9 đại biểu là người có công với cách mạng và 7 người có uy tín trên địa bàn.

Tham gia Đoàn công tác Trung ương về dự ngày hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cũng tặng Quỹ Khuyến học xã Mường Sang 50 triệu đồng, tặng quà cho 5 hộ gia đình tiêu biểu trên địa bàn.

Lê Na (Tổng hơp)

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động