Lào Cai: Chè xuân Bản Liền (Bắc Hà) vào mùa thu hoạch

Lào Cai đã vào vụ thu hoạch chè xuân Bản Liền năm 2023 hơn một tuần qua.
Lào Cai: Phát hiện 3 cơ sở kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Nhờ trồng cây chè Shan tuyết hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap, theo đúng quy trình hướng dẫn nên sản phẩm búp chè tươi của bà con nông dân người Tày được Hợp tác xã chè hữu cơ thu mua với giá cao, ổn định, tăng 1.000- 1.500 đồng/kg, trung bình 03 loại a,b,c có giá từ 16.000-18.000 đồng/kg chè búp tươi, cao gấp 2-3 lần giá búp chè tươi thông thường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đem lại niềm vui, phấn khởi, tạo thêm nguồn thu đáng kể cho người dân yên tâm gắn bó với cây chè.

Bà con nông dân thôn Đội 3 xã Bản Liền thu hoạch chè xuân
Bà con nông dân thôn Đội 3 xã Bản Liền thu hoạch chè xuân

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân người Tày xã Bản Liền tranh thủ thu hoạch chè vụ xuân 2023, ai nấy đều phấn khởi vì việc tiêu thụ thuận lợi. Chè búp tươi vụ xuân trúng giá cao nên hầu hết các hộ không phải tự đầu tư phơi khô, xao suốt, chè búp khô mang ra các chợ phiên bán như trước mà bán cho Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền.

Anh Vàng A Khuyên, hộ trồng chè Shan tuyết, thôn Đội 3, tổ viên Hợp tác xã chè hữu cơ xã Bản Liền phấn khởi chia sẻ: “Nhà mình trồng hơn 2 ha chè Shan, chủ yếu là chè trồng từ lâu đời các cụ để lại và trồng mới độ 7-8 năm về trước. Từ ngày làm thành viên hợp tác xã đã theo hướng dẫn đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chè hữu cơ, chè sạch, không sử dụng hóa chất".

Theo anh Khuyên, gia đình mới thu hoạch vụ xuân năm 2023, đợt đầu được hơn tạ chè búp tươi, đợt 2 này nhờ 7 người đi thu hái được gần 2 tạ và hái ra bao nhiêu mang đến xưởng Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền thu mua hết. Giá bán loại C là 16.000 đồng/kg, loại B giá 17.000 đồng/kg và loại A giá 18.000 đồng/kg, cao hơn vụ xuân năm trước 1000 đồng/kg. Vụ này ước tính gia đình thu gần 20 triệu đồng.

"Hợp tác xã đã giữ đúng cam kết thu mua giá cao, ổn định suốt 4 năm qua, ai nấy đều tin tưởng Hợp tác xã và cải tạo, chăm sóc cây chè Shan hữu cơ." - anh Khuyên nói.

Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền trực tiếp thu mua sản phẩm chè búp tươi tại xưởng vào cuối buổi chiều hàng ngày cho hội viên trồng chè
Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền trực tiếp thu mua sản phẩm chè búp tươi tại xưởng vào cuối buổi chiều hàng ngày cho hội viên trồng chè

Đưa chúng tôi thăm xưởng chế biến, anh Phạm Quang Thận - Giám đốc Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền cho biết: "Hợp tác xã đã thu mua chè xuân hơn 1 tuần qua cho các tổ viên. Vào cuối buổi chiều hàng ngày các hộ tập kết búp chè tươi tại xưởng để cân, trung bình mỗi buổi chiều thu mua 6-7 tấn chè búp tươi. Hợp tác xã mới trang bị thêm máy móc, công suất chế biến đạt trên 8 tấn/ngày. Vụ xuân này chất lượng búp chè tươi tốt hơn nên Hợp tác xã đã thu mua cao hơn vụ xuân năm trước trung bình 1.000 đồng/kg, có 3 mức từ 16.000 - 18.000 đồng/kg với 3 loại a,b,c. Dự kiến vụ xuân này Hợp tác xã thu mua từ 170- 200 tấn chè búp tươi cho các hộ dân. Hiện nay các sản phẩm chè tiêu thụ hết sức thuận lợi, được thị trường quốc tế nhất là châu Âu ưa chuộng."

Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà gần 30 km, xã Bản Liền có khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai thích hợp để trồng chè. Cây chè Bản Liền được trồng lâu đời nay ở các thôn Đội 1,2,3,4 trong vùng chè với tổng diện tích cây chè hiện có là 733 ha, trong đó đã có 435 ha chè hữu cơ.

Chè Shan tuyết ở Bản Liền ngon nhất là vụ xuân khi sản phẩm búp chè pha nước, màu nước xanh đẹp, vị ngọt hậu và hương thơm tự nhiên, được người tiêu dùng ưa chuộng. Chè Shan tuyết nơi đây đã được công nhận là sản phẩm OCop 5 sao đầu tiên ở Lào Cai từ năm 2019.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè, năm 2022, xã Bản Liền đã phối hợp với Hợp tác xã chè hữu cơ Bản Liền tiến hành cải tạo, nâng cao chất lượng cây chè, xúc tiến xây dựng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ đối với diện tích gần 100 ha chè còn lại. Vận động nhân dân trồng dặm xong 35 ha cây chè, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trong quý 1 năm 2023, xã tập chung chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện làm cỏ, bón phân vi sinh cho diện tích chè, thực hiện trồng dặm chè (hạt chè) trên diện tích chè bị mất khoảng được 20ha. Ngay cuối năm 2022, đầu năm 2023, UBND xã đã chỉ đạo các hộ trồng chè tập trung chăm sóc, đốn tỉa nhằm giúp sản phẩm chè xuân có chất lượng cao; chủ động ký cam kết bao tiêu với Hợp tác xã chè Shan hữu cơ, tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi cho các hộ dân với giá cao, ổn định. Nhờ đó vụ chè xuân năm 2023 được giá cao, ổn định, đem lại niềm vui, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân.

Ông Vàng A Sự, phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền Phấn khởi cho biết, vụ chè xuân năm 2023 này nhờ chủ động ký cam kết bao tiêu sản phẩm với Hợp tác xã từ sớm nên chúng tôi đã vận động bà con cải tạo, đốn tỉa, chăm bón cây chè, búp chè đạt chất lượng, yêu cầu.

Hợp tác xã thu mua đúng cam kết, trung bình 17.000 đồng/kg búp chè tươi, dân thu hái bao nhiêu, hợp tác xã thu mua hết nên bà con phấn khởi. Hiện xã có hơn 300 hộ dân là thành viên hợp tác xã chè hữu cơ, với diện tích hơn 500 ha. Thời gian tới, chính quyền xã vận động các hộ dân tiếp tục trồng dặm thêm 25 ha, nâng diện tích trồng dặm trong 2 năm 2022 và 2023 đạt 80 ha. Chúng tôi mong muốn phát triển, ổn định diện tích vùng chè Shan tuyết hữu cơ, trồng chè hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap, bảo đảm chất lượng, đầu ra, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè, là mũi nhọn giảm nghèo, phấn đấu đưa xã về đích nông thôn mới.

Vùng chè Shan tuyết Bản Liền đã và đang khẳng định là cây chủ lực giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào. Đặc biệt, với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Tày, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, Bản Liền được tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà lựa chọn là vùng trọng điểm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng homestay, du lịch sinh thái, miệt vườn, trải nghiệm vùng chè Shan tuyết cổ thụ.

Tráng Xuân Cường

Tin mới nhất

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là những biểu tượng quốc gia quan trọng, truyền cảm hứng về tình yêu và trách nhiệm với tương lai của đất nước.
Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Toạ đàm “Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm ra hướng đi cho du lịch miền núi, cùng nhau kết nối để phát triển bền vững.
Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại tỉnh Quảng Nam đến với cả nước và bạn bè quốc tế.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra từ ngày 15/8- 21/8 tại huyện Phước Sơn với nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn.
Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Người dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Khánh Hòa phấn khởi tham gia liên hoan các làng văn hóa tỉnh lần thứ VI - năm 2023.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Không chỉ gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đã và đang nỗ lực mang lại sức sống mới, đưa thổ cẩm vươn xa.
Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí.
Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin tri thức cho đồng bào.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động