Lễ mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 07/03/2023 - 09:12
Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình Chương trình "Trở về bến phà xưa" nhớ một thời hào hùng của dân tộc |
Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) là Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc được đồng bào gìn giữ và duy trì trong cộng đồng từ xưa đến nay. Lễ hội thường được tổ chức sau thời gian thu hoạch, kết thúc một chu kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới.
Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều thường được tổ chức vào khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch hàng năm. Lễ hội là dịp để người dân tạ ơn đất trời; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống được ấm no hạnh phúc…
![]() |
Lễ cơm mới của đồng bào Bru- Vân Kiều |
Tại buổi lễ, các già làng, trưởng bản thực hiện nhiều phong tục tâm linh, cúng tế các sản vật mà người dân địa phương làm được, như: Gạo, nếp than, dê, trâu, bò…
Lễ hội vừa có giá trị về lịch sử và văn hóa tộc người, vừa góp phần thu hút các nhà nghiên cứu, khách du lịch đến trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng của người dân địa phương.
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình cũng đang đẩy mạnh hoạt động trưng bày và thực hành trình diễn lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình hay các lễ hội ở địa phương với mong thông qua hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Quảng Bình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời góp phần phục vụ cộng đồng gắn với phát triển du lịch.
Được biết, mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội mừng cơm mới/lúa mới của người Bru-Vân Kiều" trong hành trình du lịch di sản Quảng Bình-Quảng Trị sẽ góp phần phát triển một cách đồng đều đời sống văn hóa, xã hội cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều, hỗ trợ cộng đồng phát huy di sản này một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của đồng bào.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
