Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022 tại Cà Mau
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 10/09/2022 - 21:30
Theo tiếng Khmer, từ “Sen” có nghĩa là cúng, còn “Dol” có nghĩa là bà, “Ta” nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất và dịp lễ này, luôn được bà con đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị hết sức chu đáo.
Theo đó, cứ vào ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch hàng năm thì đồng bào dân tộc Khmer lại tưng bừng tổ chức lễ Sen Dolta. Thông thường, mỗi gia đình sẽ cử 1 hoặc 2 thành viên đến hỗ trợ nhà chùa làm những công việc chuẩn bị cho ngày lễ như: treo cờ phướn, dọn cỏ, quét dọn khuôn viên tháp đựng cốt, sơn phết tháp…
Các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà, mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường có điểm chung đều là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer Nam bộ.
Mặc dù không diễn ra tưng bừng, náo nhiệt như Tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta có phần trầm lắng, nhưng mang đậm những sắc thái tín ngưỡng đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ, thể hiện truyền thống “Cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong 3 ngày lễ Sen Dolta ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Dưới mái chùa chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp.
Năm 2022, kế hoạch tổ chức lễ hội này ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau… đã được đưa ra sau 1 năm không tổ chức tập trung. Cụ thể tại Cà Mau, vào ngày 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau về tổ chức lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022.
Theo đó, việc tổ chức lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022 phải gắn với đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đón Lễ Sen Dolta theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu lao động sản xuất, học tập, thực hành tiết kiệm.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất thành lập đoàn đến thăm một số điểm chùa, salatel tiêu biểu trong tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức thăm chùa, các vị chức sắc người dân tộc Khmer; gia đình chính sách người dân tộc Khmer tiêu biểu; người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp lễ Sen Dolta phù hợp với điều kiện của địa phương.
Theo chia sẻ của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, vào lễ Sen Dolta các thành viên trong gia đình họ dù ở xa đều tranh thủ về nhà thắp nén nhang và đến chùa cúng phật để cầu mong cho gia đạo được bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn mọi việc điều suôn sẻ thuận lợi.
Những người dân cũng cho biết, theo đúng như truyền thống ngày xưa thì lễ Sen Dolta thường được tổ chức trong thời gian nữa tháng với 4 nghi thức chính: lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben), lễ cúng ông bà (Sen Dolta), lễ rước ông bà (Phchum Ben) và lễ đưa tiễn ông bà (chun Đôn Ta). Tuy nhiên, ngày nay lễ hội được diễn ra trong 3 ngày từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch với nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
