Nét tươi sáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mạ
Dân tộc - Văn hóa Thứ bảy, 22/04/2023 - 20:28
Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú Trang phục truyền thống dân tộc Ê Đê, lấy các hình tượng từ thiên nhiên |
Trong khi trang phục truyền thống của các dân tộc khác ở Tây Nguyên thiên về chọn những gam tối màu như xanh, đen để làm nền cho trang phục, thì trang phục của dân tộc Mạ lại sử dụng màu trắng nhiều hơn cả. Vì thế các họa tiết hoa văn của người Mạ cũng nổi bật và bắt mắt hơn.
![]() |
Nét tươi sáng trong trang phục truyền thống dân tộc Mạ |
![]() |
Họa tiết phổ cập trong trang phục dân tộc Mạ là hoa văn hình học |
Trang phục truyền thống của dân tộc Mạ, họa tiết phổ cập là hoa văn hình học, hình kỷ hà, sóng nước, hình người, muông thú và những đồ vật thân mật quen thuộc gắn bó với đời sống hoạt động và sinh hoạt hàng ngày như cối, chày giã gạo, cây nêu, con thằn lằn, con vượn, con rắn nước, chân quạ, đường mòn, dấu chân loài vật, chiếc lược, đường ziczac.
![]() |
Trang phục truyền thống dân tộc Mạ mang sắc thái riêng |
Đặc biệt là các đề tài hoàn toàn ngẫu hứng bất chợt xuất hiện trong đầu như khi nhìn thấy con chuồn chuồn đang bay, con khỉ, con vượn hoặc một vật nào đó, họ cũng có thể đưa vào trang trí trên tấm vải đang dệt của mình. Ngày nay, ngoài những hoa văn truyền thống, người Mạ còn đưa vào trang trí trên trang phục cả những vật hoàn toàn mới mẻ như chiếc máy bay, cây thánh giá, ngôi sao… Chính sự phong phú, đa dạng của màu sắc, đề tài trang trí đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho thổ cẩm của người Mạ cũng như trang phục của họ. Nó mang một sắc thái riêng không giống với các tộc người khác ở Tây Nguyên.
![]() |
Mỗi màu sắc, đường nét hoa văn đều có một ý nghĩa riêng biệt |
Việc phối màu trên trang phục truyền thống của người Mạ cũng rất tinh tế, mỗi màu sắc, đường nét hoa văn đều có một ý nghĩa riêng biệt. Người Mạ quan niệm, màu đen tượng trưng cho đất đai mà cả cuộc đời từ lúc sinh ra cho đến lúc chết con người đều gắn bó. Màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, ý chí vươn lên của một con người, tình yêu. Màu xanh là màu của đất trời, cây lá. Màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Màu sắc được sử dụng nhiều trên trang phục của đồng bào Mạ thường là các màu đỏ, đen, xanh, nâu, vàng, trắng. Trong đó màu trắng vẫn được sử dụng nhiều hơn và là màu chủ đạo trong trang phục truyền thống của dân tộc Mạ.
![]() |
Màu trắng là màu chủ đạo trong trang phục dân tộc Mạ |
Để sắc tố trang phục truyền thống được bền, đẹp, lâu phai, đồng bào dân tộc Mạ thường nhuộm sợi từ những loại cây có trong tự nhiên như màu vàng thì dùng bột nghệ, màu đỏ thì dùng vỏ của cây chút, màu xanh đậm thì dùng vỏ của cây chàm … Tất cả đều được giã nhỏ, mài bột ngâm để nhúng nhuộm sợi hoặc chà xát trực tiếp lên sợi. Tỉ lệ pha chế tạo màu hoàn toàn theo kinh nghiệm và bí quyết của các nghệ nhân.
Trong trang phục truyền thống của dân tộc mạ, nam nữ đều có áo chui đầu, áo nam thường rộng hơn một chút ít, hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước và dài trùm kín mông. Áo có nhiều loại như áo dài tay, ngắn tay và cộc tay. Trên áo được trang trí hoa văn tượng hình theo mô típ hình học nhắm khắc họa cuộc sống sinh hoạt sống động của con người với thiên nhiên. Nét khác biệt trong trang phục dân tộc Mạ là nữ giới mặc váy, còn nam giới đóng khố.
![]() |
Chiếc váy tạo nét duyên dáng của phụ nữ Mạ |
Phụ nữ dân tộc Mạ thường mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo trang trí bằng các sọc nhiều màu sắc. Phụ nữ Mạ mặc váy dài quá bắp chân. Trên váy thể hiện nhiều hình thức trang trí hoa văn, màu chủ đạo của váy là màu chàm, bên cạnh đó có các phần mảng sọc hoa văn dài xanh, đỏ, vàng, trắng tạo nét duyên dáng.
![]() |
Khố của nam giới có loại dài, loại ngắn tùy theo thân hình và độ tuổi |
Trong khi đó trong trang phục truyền thống của nam giới thì đóng khố. Tùy theo thân hình và độ tuổi mà nam giới dân tộc Mạ có những chiếc khố phù hợp. Khố của nam giới có loại dài, loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép; cũng có loại ở hai đầu khố còn đính thêm những chuỗi hạt cườm và những dải tua dài.
Sự đa dạng về màu sắc, phong phú về hoa văn đã tạo nên nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của của đồng bào dân tộc Mạ. Đó cũng là nét đẹp riêng của trang phục của người Mạ so với trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc khác vùng Tây Nguyên.
Tin mới nhất

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống
Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng
