Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh
Văn hóa 30/11/2022 15:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nét đẹp trang phục của đồng bào Chăm H’roi |
Quyết định nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO công nhận thông qua trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Uỷ ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11 đến 3/12 tại thủ đô Rabat của Maroc.
![]() |
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh |
Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm tỉnh Nình Thuận và Bỉnh Thuận.
Gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng. Thay vì sử dụng bàn xoay, người phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi và rơm trong 7 đến 8 giờ ở nhiệt độ khoảng 8000C. Nguyên liệu (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ. Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận, 3km về hướng Tây Bắc).
Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: Vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, và vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm. Toàn bộ quy trình làm gốm của người Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.
Tri thức và kỹ năng làm gốm được trao truyền cho các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành. Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội.
Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.
Với những ý nghĩa đó, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đánh giá hồ sơ di sản "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đáp ứng đủ năm tiêu chí được Công ước đề ra và ghi danh di sản vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.
Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO. Sự ghi nhận này một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị văn hóa của người dân Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy, nhất là trên cương vị thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 giai đoạn 2022-2026.
Với sự ghi nhận này của UNESCO, đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân địa phương trong việc gìn giữ bảo tồn một di sản được thế giới công nhận.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Chương trình giao lưu văn hóa Kimono - Ao dai Fashion Show sẽ được tổ chức vào ngày 4/3 tới

“Rền vang” lễ hội pháo đất Côn Sơn - Kiếp Bạc

Tết Thanh minh năm 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt của Tết Thanh minh

Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Cận cảnh 8 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại An Giang
Tin cùng chuyên mục

Bảo tàng Đồng quê: Kỷ niệm 10 năm thành lập nơi lưu giữ hồn quê đất Việt

Thái Bình tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023

“Bỏ túi” vài kinh nghiệm khi đi lễ Bà Chúa xứ Núi Sam

Độc đáo hàng trăm cỗ gà bay rồng, phượng ngày giỗ vua Mai Hắc Đế

Bắc Giang khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch “Linh thiêng Tây Yên Tử” năm 2023

Hội Lim- lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh tổ chức trở lại

Những hoạt động ý nghĩa tại lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023

Sắp diễn ra hội thi Bánh chưng bánh giầy tỉnh Hải Dương năm 2023

Phú Thọ: Không tổ chức cướp phết tại Lễ hội Phết Hiền Quan

Mẹ NSND Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ piano Thái Thị Liên qua đời

Thừa Thiên Huế: Cận cảnh hội vật hơn 200 năm tuổi được “phủ sóng” mạng xã hội

Quảng Ninh: Khai hội Xuân Yên Tử năm 2023

Đà Nẵng: Rộn ràng Lễ rước sắc Thần tại đình làng Túy Loan

Lễ hội Đình Lục Nà năm 2023 hứa hẹn nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Thêm 27 bảo vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Lễ "mở cổng trời" ở Khu Di tích Am Tiên có gì đặc biệt?

Chùa Thầy - ngôi chùa cổ kính bậc nhất Hà Nội tấp nập du khách tham quan, chiêm bái

Ngày khai hội chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đón 15.000 lượt du khách
