Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ

Nhà dài Ê Đê là một công trình văn hóa độc đáo, với không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ của dân tộc Ê Đê.
Bến nước trong đời sống người Tây Nguyên Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Ngôi nhà dài Ê Đê truyền thống của dân tộc Ê Đê do phụ nữ làm chủ, phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ. Tập tục của người Ê Đê là con trai lấy vợ phải về nhà vợ ở, con gái cưới chồng căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Cứ như thế, nhà dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ người Ê Đê nơi đại ngàn Tây Nguyên.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê là một công trình văn hóa độc đáo
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ

Nghệ nhân H’Hoa Niê KSơR xã Eâ Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Sinh sống ở nhà dài Ê Đê chúng tôi được tận hưởng cuộc sống đầm ấm, yên vui trong một đại gia đình. Tối đến, cả nhà quây quần bên bếp chủ, ngồi trên ghế dài Kpan nơi “Gah” (phòng khách) nghe ông kể chuyện cổ tích về người Ê Đê nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Nghe bà, mẹ hát những làn điệu dân ca Ê Đê mượt mà, sâu lắng. Nghe anh chị đánh cồng, nhảy múa...

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê không gian gắn kết bao thế hệ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nghe anh chị đánh cồng, nhảy múa...

Nhà dài Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Người Ê Đê thường làm nhà theo hướng Bắc - Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Phòng khách bày rất nhiều đồ dùng như ché rượu cần, cồng chiêng
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Là những tài sản giá trị

Không gian nhà dài Ê Đê theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: Từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý. Với nhà dài Ê đê, gia chủ giàu có thì ở phòng khách người ta bày rất nhiều đồ dùng như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng… là những tài sản rất có giá trị với người Ê Đê. Nếu số lượng những đồ vật này càng nhiều thì có thể hiểu rằng đây là một gia đình rất giàu có.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Cầu thanh đực và cầu thang cái, đặc điểm nổi bật của nhà dài Ê Đê
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Cầu thang cái được khắc họa hai bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết

Đặc điểm riêng của nhà dài Ê Đê là có hai cầu thang. Cầu thanh đực và cầu thang cái. Cầu thang cái được khắc họa hai bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết cùng những hình họa được chạm trổ văn hoa tinh sảo để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến công lao của người phụ nữ, người trụ cột của gia đình. Ngược lại, cầu thang đực chỉ là một cây gỗ, có 5 - 7 bậc thang.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Ngôi nhà dài cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Ê Đê

Nhà dài là nét đẹp văn hóa rất tiêu biểu của dân tộc Ê Đê. Ngôi nhà mang những giá trị, sắc thái mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống từ ngày xưa cho đến bây giờ. Nhà dài Ê Đê đã góp phần quan trọng làm đa dạng hơn cho truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa người Việt Nam. Nơi đây không chỉ là nơi ở mà còn là không gian gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê Đê.

Cùng với niềm tự hào về ngôi nhà dài truyền thống của mình, người Ê Đê cũng còn nỗi niềm riêng khi những ngôi nhà dài Ê Đê ngày càng xuống cấp và cứ dần vắng bóng trong buôn. Xu thế bê tông hóa nhà cửa nên nhà dài Ê Đê đúng nguyên bản của nhà dài truyền thống với chất liệu là gỗ, nứa, mái tranh đã có dấu hiệu mai một. Vì thế, việc phục dựng bảo tồn kiến trúc giá trị văn hóa nhà dài Ê Đê là việc làm cấp thiết rất cần sự sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như đồng bào Ê Đê.​

Phạm Tiệp

Tin mới nhất

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer

Việc chăm lo dạy chữ Khmer cho con em dân tộc Khmer là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.
78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

78 năm Cách mạng Tháng Tám: Tự hào về quá khứ và trách nhiệm với tương lai của đất nước

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là những biểu tượng quốc gia quan trọng, truyền cảm hứng về tình yêu và trách nhiệm với tương lai của đất nước.
Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam

Toạ đàm “Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm ra hướng đi cho du lịch miền núi, cùng nhau kết nối để phát triển bền vững.
Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Khai mạc ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại tỉnh Quảng Nam đến với cả nước và bạn bè quốc tế.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra từ ngày 15/8- 21/8 tại huyện Phước Sơn với nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn.
Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Sôi nổi liên hoan các làng văn hóa tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Người dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Khánh Hòa phấn khởi tham gia liên hoan các làng văn hóa tỉnh lần thứ VI - năm 2023.
Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Không chỉ gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đã và đang nỗ lực mang lại sức sống mới, đưa thổ cẩm vươn xa.
Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Lào Cai: Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà

Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí.
Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 120 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin tri thức cho đồng bào.
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng là nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Hmong trắng ở xã Y Tý, được sử dụng để tạo các mảng hoa văn trên trang phục truyền thống.
Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước.
Thanh niên, sinh viên kiều bào là nền tảng của khối truyền thống đại đoàn kết

Thanh niên, sinh viên kiều bào là nền tảng của khối truyền thống đại đoàn kết

Ngày 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu kiều bào trẻ tham dự "Trại hè Việt Nam 2023".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động