Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời

Nhạc Ngũ âm - loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian không thể thiếu trong lễ hội, là mối dây tinh thần, chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời của người Khmer.
Cốm dẹp miền Tây, món ngon khó cưỡng của người Khmer Múa rom vong, món ăn tinh thần của dân tộc Khmer

Nhạc Ngũ âm truyền thống (Pinn Peat) của dân tộc Khmer là một dàn nhạc, được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ, được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt: Bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc Ngũ âm truyền thống.

Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời
Nhạc Ngũ âm - chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời

Theo những nhà nghiên cứu văn hóa Khmer: Nhạc Ngũ âm là dàn nhạc truyền thống tiêu biểu của người Khmer Nam bộ. Đây là dàn nhạc có âm lượng lớn và thường được dùng trong các nghi lễ quan trọng tại các chùa Khmer và trong các ngày lễ hội cổ truyền. Nhạc Ngũ âm được thiết kế đẹp và tinh xảo. Trong đó mỗi loại nhạc cụ được định âm một cách chính xác, bảo đảm yếu tố hòa âm cho cả dàn nhạc Ngũ âm. Khi hòa tấu tạo ra âm thanh độc đáo, từ rất trầm đến cao vút, từ ngọt ngào, du dương đến sâu lắng, hùng hồn đi vào lòng người.

Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời
Mỗi loại nhạc cụ trong nhạc Ngũ âm được định âm một cách chính xác

Với việc có mặt trong thiết chế tôn giáo và tham gia trình tấu tất cả các đại lễ và nghi lễ Phật giáo ở chùa cũng như tang lễ của người dân trong cộng đồng, nhạc Ngũ âm đã trở thành một nét văn hóa gắn bó mật thiết và in dấu sâu đậm trong tâm thức và đời sống sinh hoạt của mỗi người dân Khmer từ thuở nhỏ đến lúc rời xa cuộc đời.

Nhạc Ngũ âm là tiếng lòng của người dân Khmer đới với thần linh, với thiên nhiên và con người. Những âm thanh và giai điệu mang tính ký hiệu vừa thiêng liêng vừa rất quen thuộc, thân thiết và giàu cảm xúc đối với từng cá nhân và cả cộng đồng trong suốt cuộc đời của người Khmer. Khi nghe tiếng trống cùng với tiếng nhạc Ngũ âm vang lên tại các ngôi chùa Khmer thì người dân trong phum, sóc biết được đã đến ngày tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Còn tiếng trống lễ tang vang lên ba hồi cùng tiếng kèn réo rắt sẽ là lời thông báo cho sự qua đời của ai đó trong cộng đồng. Thông qua âm nhạc này, đồng bào Khmer được cùng hòa quyện tâm hồn mình và tạo ra sự kết nối cộng đồng với nhau một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng lại hết sức bền chặt, sâu đậm.

Được sử dụng trong tất cả những nghi lễ quan trọng của tôn giáo và đời sống tộc người, nhạc Ngũ âm được xem như là mối dây tinh thần hay chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời, giữa Phật tử, con người trần tục với thế giới tâm linh, thiêng liêng của Đức Phật. Nhạc Ngũ âm là cây cầu và lời tiễn đưa để giúp con người về với thế giới bên kia. Âm thanh của dàn nhạc Ngũ âm là thứ ngôn ngữ để giao tiếp với thần linh và các đấng siêu nhiên, là tiếng nói giữa người sống với người chết và cả tổ tiên ngàn đời của mình đang ở phía bên kia thế giới của cõi Phật.

Vượt ra khỏi lớp vỏ của âm nhạc, những bài bản, giai điệu và âm thanh của dàn nhạc Ngũ âm vang lên trong các nghi lễ tôn giáo và lễ tang truyền thống của đồng bào Khmer. Vừa là cánh tay nâng đỡ, thúc đẩy tâm hồn hướng Phật của con người, vừa là lời an ủi, xoa dịu nỗi buồn của những người ở lại khi đưa tiễn người quá cố. Bởi vậy, người dân Khmer luôn xem các nhạc khí trong dàn nhạc Ngũ âm là “các vật thiêng” được kết tinh bởi trời đất theo quy luật âm dương và tồn tại trong mối quan hệ của thuyết ngũ hành, ngũ phương, ngũ âm, ngũ sắc.

Không những thế, nội dung và ý nghĩa của những bài bản sử dụng trong dàn nhạc Ngũ âm vốn được xuất phát từ Phật giáo nên luôn mang tinh thần giáo dục, khuyên răn con người hướng đến những điều thánh thiện, tốt đẹp. Điều đó góp phần nhất định tạo nên sự hướng thiện trong tâm hồn và tính cách của những người dân Khmer khi được đắm mình trong âm hưởng và giai điệu của loại hình âm nhạc này từ khi còn bé thơ cho đến lúc trưởng thành và về già.

Nhạc Ngũ âm- chất xúc tác kết nối giữa đạo và đời
Những chiếc đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung mang hình dáng của những chiếc thuyền

Bên cạnh đó, giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, cách cấu tạo của mỗi nhạc cụ và sự hợp thành của cả dàn nhạc Ngũ âm mang yếu tố độc đáo, đặc trưng và thẩm mỹ rất cao. Những chiếc đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung mang hình dáng của những chiếc thuyền được trang trí các đường nét hoa văn truyền thống Khmer tạo nên sự bắt mắt và liên tưởng văn hóa rất lớn. Trong khi đó, dàn Kuông Vông Tôch và Kuông Vông Thum lại như là sự thu gọn một cách tinh tế của những dàn cồng chiêng trong các vòng tròn lễ hội đầy biến ảo. Tất cả những điều đó cộng với vỏ âm thanh mạnh mẽ, đa âm sắc nhưng được phối hợp một cách uyển chuyển, hài hòa, đã thực sự mang đến cho nhạc Ngũ âm một sức hấp dẫn và thu hút phi thường.

Đặc biệt nghệ thuật trình tấu âm nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer nói chung được xác định mang tính chất hòa tấu giao hưởng. Điều này đồng nghĩa với sự chuẩn mực và những yêu cầu chất lượng nghệ thuật rất cao của loại hình âm nhạc này so với những loại hình âm nhạc khác. Thực tế có thể khẳng định, đây chính là dòng nhạc cao cấp và được tổ chức chặt chẽ nhất trong đời sống âm nhạc của người Khmer Nam Bộ. Tất cả các nhạc cụ của dàn nhạc Ngũ âm, với từng đặc điểm kỹ thuật diễn tấu và vai trò riêng nhưng cùng phối hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau tạo nên sự hòa quyện, kiền mạch và hoàn chỉnh cho từng bản nhạc trình diễn.

Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đang tiếp thu nhiều loại hình nghệ thuật mới, nhưng nhạc Ngũ âm vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các phum, sóc của đồng bào Khmer. Với dân tộc Khmer nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa truyền thống không đơn thuần chỉ là âm nhạc mà còn mang tính gần gũi kết nối, thiêng liêng, cao quý trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

Phạm Tiệp

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động