Những "cỗ máy" thủy lợi khổng lồ ở vùng núi Nghệ An

Đồng bào dân tộc Thái sống ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn lưu giữ những chiếc guồng nước ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa.
Những thôn, bản kiểu mẫu ở miền núi Nghệ An Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Guồng nước khổng lồ làm thuỷ lợi

Không biết từ bao giờ, những chiếc guồng nước (còn gọi là cọn nước) đã trở nên quen thuộc với người dân ở xã Châu Tiến - huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Đó là guồng quay, là những nông cụ dùng để lấy nước tưới tiêu, là công trình thủy lợi được bà con tự chế và bảo tồn, duy trì từ đời này sang đời khác. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao chống chọi lại với hạn hán. Chiếc guồng nước không chỉ thể hiện nét văn hóa, lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của vùng cao xứ Nghệ mà nhiều địa phương đã sáng tạo làm du lịch, thu hút du khách.

Những

Những chiếc cọn nước đẹp hoang sơ, độc đáo giúp thu hút du khách về miền Tây xứ Nghệ

Đặc thù chung của các huyện miền núi Nghệ An là địa hình núi non hiểm trở nên hồ đập ít, nhỏ lẻ, các dòng khe suối cũng có độ dốc lớn. Thế nên việc tích trữ nước, chống hạn vào mùa khô hết sức khó khăn. Mặt khác, việc chống hạn bằng những chiếc máy bơm chạy bằng xăng dầu, tưới nước tốc độ nhanh là điều rất xa xỉ vì chi phí lớn… Từ nhiều năm nay, bà con người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông đã có phương án đối phó với hạn hán bằng những chiếc guồng nước bằng tre tự chế hết sức độc đáo, đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.

Ở huyện Quỳ Châu hiện có hơn 200 chiếc guồng ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa nước. Tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 thuộc xã Châu Tiến, người dân sống bên dòng sông Hiếu ruộng chủ yếu là đất pha cát, dùng máy bơm cũng chỉ được một hai ngày, dân nghèo nên không có tiền mua máy bơm nước, lại tốn xăng dầu. Và, cách chống hạn bằng những chiếc cọn nước tự chế đơn giản, kinh phí ít, nhưng lại mang đến hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Theo chân anh Sầm Văn Túc - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) lên những cánh đồng lúa xanh mướt, chúng tôi ngạc nhiên khi biết rằng ở Châu Tiến vẫn đang còn khoảng 200 chiếc guồng nước nằm trải dài trên những cánh đồng lúa nước rộng gần 280ha của xã. Theo lời anh Túc, những chiếc guồng nước này liên tục chảy qua bao đời, giúp người dân điều tiết nguồn nước, đưa nước lên những vùng ruộng cao, bổ sung thủy lợi. Nhờ guồng nước nên nguồn nước ở đây được đảm bảo quanh năm, đem đến những vụ mùa bội thu, giúp bà con no ấm.

Những

Guồng nước được làm san sát bên bờ ruộng

Châu Tiến có gần 280ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng một nửa thường xuyên thiếu nước, việc đảm bảo nước tưới tiêu bằng kênh mương thủy lợi là không thể, bà con tự làm cọn nước chống hạn rất tốt, tiết kiệm kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi, với những chiếc cọn nước bà con đã giải quyết được khó khăn cho chính quyền trong việc chống hạn”, anh Túc nói thêm.

Theo bà con người Thái tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 ở xã Châu Tiến, mùa lúa nước của một năm bắt đầu từ tháng Chạp, tháng Giêng. Để kịp mùa vụ, kịp có nước tưới đồng, người dân Châu Tiến thường bắt đầu làm guồng nước từ tháng 9, tháng 10.

Những
Ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản

Ở tuổi 65, ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản. Theo ông Châu, vật liệu làm guồng nước hoàn toàn từ tự nhiên và có thể tìm thấy trong rừng. Nhưng muốn guồng tốt, guồng đẹp thì phải mất thời gian, phải “trèo đèo lội suối” lặn lội tìm kiếm, có khi mất đến một tuần mới đủ. Kể về điều này, ông Châu cho biết: Trước đây chúng tôi mỗi gia đình thường có từ 2 - 3 người đi bộ vào rừng để tìm tre. Giờ thì tiện hơn bởi có xe máy, đi vào đến bìa rừng rồi luồn sâu vào trong để chọn tre, chọn nứa. Ngoài ra, còn phải tìm được loại cây chạc chĩu để làm dây cột.

Quy trình làm một chiếc guồng nước, từ khi đi lấy nguyên liệu, rồi về chọn lựa, ngâm nước, đến khi chẻ tre và làm thành hình hài thường kéo dài đến 1 tháng. Quá trình tưởng đơn giản nhưng rất công phu bởi một chiếc guồng cần đến 160 cây tre, cây nào cây nấy phải tương đồng nhau. Rồi phải chọn cây tre để làm ống nước, cây nào hợp làm vành, cây nào dùng để làm ống múc nước đều phải cân nhắc. Trong quá trình làm, nếu chỉ lệch một que trẻ đều có thể dẫn đến sai sót toàn bộ cấu trúc, khiến cho chiếc guồng không quay, không đổ nước được. Nhẩm tính của bà con, tính cả công, cả nguyên vật liệt, giá của một chiếc guồng nước cũng từ 6 - 7 triệu đồng.

Có thể vì giá thành cao, việc làm guồng lắm công phu nên người dân ở Châu Tiến ít khi thuê mà mỗi gia đình đều cố gắng có một người biết làm guồng. Qua năm tháng, người già truyền lại cho người trẻ, bố truyền lại cho con… nên nghề làm guồng không mất đi mà vẫn được bồi đắp, giữ gìn. Ở Châu Tiến cũng không ai nghĩ sẽ thay thế guồng nước bằng một giải pháp thủy lợi nào khác bởi dường như không phù hợp. Chỉ có guồng nước mới đem nước đến từng ô ruộng nhỏ, giúp tưới tiêu cho cả cánh đồng.

Guồng nước... làm du lịch

Guồng nước là một nét đặc trưng riêng của bà con người Thái miền Tây xứ Nghệ. Chiếc guồng nước gắn bó với người dân ở đây từ bao năm, không ai có thể trả lời được. Chỉ biết, trai làng ở Châu Tiến, ai lớn lên cũng biết làm guồng nước. Nhà nào ít thì mỗi năm làm một cái, nhiều hơn thì hai, ba cái. Làm chiếc guồng nước cũng quan trọng như dựng một cái nhà, phải có sự chuẩn bị, phải cẩn thận, chi tiết. Vào mùa làm guồng nước, Châu Tiến như một công xưởng thủ công. Nhà nhà đục đục, xẻ xẻ. Khi guồng nước làm xong, phải huy động hàng chục người mới có thể chở được guồng nước ra cánh đồng, dựng lên rồi chờ đợi guồng nước vận hành. Những ngày đó, Châu Tiến vui như mở hội…

Những
Bà con người Thái tự làm guồng nước bằng tre, nứa, gỗ nhỏ, chi phí thấp và thân thiện với môi trường

Theo người dân trong bản, guồng nước ông Lê Ngọc Châu làm bao giờ cũng rất đặc biệt bởi nó to, tròn đều, có chiếc rộng đến 10m. Nhìn từ xa, chiếc guồng nước giống như chiếc bánh xe khổng lồ. Theo lời ông Châu, từ chiếc tăm, chiếc vàng, ống múc nước hay là tấm chắn nước để nước đẩy guồng đều được ông chọn lọc tỉ mỉ cẩn thận, trăm chiếc như một.

Guồng nước bình thường dùng được 2 năm, sau đó tu sửa lại và có thể sử dụng tiếp. Guồng nước cũng rất thuận lợi cho việc đưa nước vào tưới tiêu cho những cánh đồng khô hạn ở vị trí cao…”, ông Châu nói.

Những chiếc guồng nước ở các bản vùng cao ngày đêm âm thầm lấy nước với tiếng róc rách vui tai nay đã trở thành biểu tượng đặc trưng của người dân miền núi. Không những thế, những chiếc guồng còn khiến cảnh quan nơi đây thêm phần tươi đẹp, gợi lên nét xưa cũ của bản làng, níu chân du khách đến chiêm ngưỡng…. Vì thế, một số địa phương đã tận dụng việc này để khai thác tối đa tác dụng của cọn nước. Và, cọn nước ngoài việc lấy nước chống hạn còn trở hành công cụ giúp người dân làm du lịch.

Tiên phong trong việc đưa guồng nước làm du lịch. Tại xã Yên Na và Yên Hòa, huyện Tương Dương, bên dòng suối Chà Hạ yên bình có đến hàng trăm cọn nước san sát nhau tạo nên một khung cảnh hết sức đẹp mắt, thơ mộng để chào đón du khách.

Ông Nguyễn Hữu Hiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương rất kỳ vọng rằng, ngoài tác dụng tuyệt vời về việc chống hạn thì trong tương lai cọn nước sẽ tiếp tục được các địa phương của huyện nhà phát huy tác dụng thu hút du khách, phát triển du lịch. “Trong thời gian tới, huyện sẽ có phương án chỉ đạo các xã, phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để tạo nên những tour thu hút du khách bằng cách kết hợp nhiều địa danh, địa điểm từ văn hóa đến cảnh quan, trong đó có quần thể cọn nước để đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương” - ông Hiến nói.

Chiếc guồng nước không chỉ đóng vai trò điều tiết thủy lợi mà giờ đây đã đem đến cho vùng núi Nghệ An một hình ảnh riêng độc đáo. Nhiều gia đình ngoài sử dụng guồng nước cho những cánh đồng còn làm thêm các mô hình để đặt trong những điểm du lịch cộng đồng. Người dân không chỉ làm guồng cho gia đình mà trở thành những nghệ nhân, những thợ lành nghề… quảng bá, giới thiệu cho du khách về quy trình để có những chiếc guồng quay đẹp đẽ. Trên cánh đồng lúa nước, những chiếc guồng quay miệt mài chở nước về đồng ruộng còn trở thành điểm check-in, thu hút khách du lịch và tạo thành một điểm nhấn riêng níu chân du khách thập phương.

Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động