Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên từ giá trị di tích lịch sử văn hóa
Dân tộc - Văn hóa Thứ sáu, 11/11/2022 - 20:13
Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên Khơi dậy khát vọng phát triển vùng Tây Nguyên nhanh và bền vững hơn |
Ngày 11/11 tại tỉnh Đắk Lắk, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo khoa học khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Nguyên và đại diện một số trường đại học.
![]() |
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Nguyễn Duy Thuy - Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên nhấn mạnh: Các địa phương vùng Tây Nguyên đang triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23 - NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nhiều quan điểm chỉ đạo có liên quan đến khai thác, phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của vùng Tây Nguyên.
Do đó, những ý kiến tham luận, trao đổi tại Hội thảo sẽ góp phần củng cố thêm căn cứ lý luận và cung cấp những tư liệu thực tiễn sống động góp phần tham vấn chính sách cụ thể, sát thực cho các tỉnh vùng Tây Nguyên thực hiện tốt hơn việc khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Hội thảo sẽ thảo luận làm rõ 5 nhóm nội dung chính gồm: Thực trạng di tích lịch sử văn hóa vùng Tây Nguyên; Việc khai thác, bảo tồn giá trị các di tích lịch sử - văn hóa Tây Nguyên trong thời gian qua; Các vấn đề lý luận, lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; Các lý thuyết về quản lý và mô hình quản lý và Khai thác tài nguyên di sản các di tích lịch sử - văn hóa có thể vận dụng cho các loại hình di tích lịch sử - văn hóa vùng Tây Nguyên.
Những vấn đề đặt ra về công tác quy hoạch, xây dựng chính sách và bảo tồn, quản lý và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; các mô hình quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; việc khai thác di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch. Những xu thế, bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa vùng Tây Nguyên tại hiện thời và về lâu dài; dự báo xu thế quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. Đề xuất quan điểm, định hướng công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa vùng Tây Nguyên; các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa vùng Tây Nguyên.
![]() |
Khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. |
Theo số liệu tại Hội thảo, vùng Tây Nguyên hiện có 161 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng. Hầu hết các di tích được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị thông qua các chương trình, đề án về bảo vệ di sản, thông qua huy động các nguồn lực đóng góp của các tổ chức và cá nhân để tôn tạo, bảo trì; phát huy giá trị di sản bằng cách đưa di sản tham gia phát triển du lịch... Tuy nhiên, ở một số nơi, vì thiếu sự quan tâm, có tình trạng di tích bị xuống cấp, hư hại dẫn đến hạn chế trong quá trình khai thác giá trị của các di tích, một số di sản được đưa vào khai thác nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, để phát huy khai thác giá trị di tích lịch sử- văn hóa phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, các địa phương cần quan tâm tham khảo đến các mô hình phát huy giá trị di sản và các di tích khảo cổ gắn với phát triển bền vững trên thế giới; Xây dựng quy hoạch, đánh giá quá trình khai thác di tích lịch sử- văn hóa cần phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích của từng cộng đồng bản địa. Việc lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử- văn hóa phải gắn với công tác quản lý đầu tư xây dựng, phát triển các ngành kinh tế, hạ tầng và các hoạt động kinh tế- xã hội của địa phương, nhất là địa bàn có di tích. Ban hành và thực hiện nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn có giá trị pháp lý nhằm bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trong Vùng.
Các cơ quan quản lý cần tách biệt các di tích lịch sử với các di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh tự nhiên, để từ đó có quy chế hoạt động sát với giá trị, tính chất đặc thù của từng loại hình. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng của cha ông thông qua hệ thống các di tích lịch sử- văn hóa trong các nhà trường ở các địa phương dưới nhiều hình thức.
Tin mới nhất

Lào Cai đón trên 255 ngàn lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Bắc Kạn: Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức trở lại từ ngày 30/1

Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền

Trải nghiệm Chợ phiên vùng cao ngày Tết tại Làng Văn hóa

Sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Xơ Đăng
Tin cùng chuyên mục

Bắc Quang - Hà Giang: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông

Kỷ niệm và khánh thành tượng đài Anh hùng N’Trang Lơng

Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Đắk Lắk: Ra mắt Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng

Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Đắk Lắk: Biểu dương người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phật giáo Việt Nam phát huy truyền thống "hộ quốc an dân"

Vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển

Đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa Việt Nam

Longform | Nhân ái Việt Nam – Cội nguồn văn hoá Việt

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đắk Lắk

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tỉnh Gia Lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đắk Lắk: "Giải phóng" voi nhà khỏi du lịch cưỡi voi
