Tỉnh Quảng Ninh có hơn 1.000 dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học”
Dân tộc - Văn hóa Thứ năm, 09/03/2023 - 20:51
Tỉnh Quảng Ninh: Kịp thời cứu nạn nhóm ngư dân bị đắm tàu Tỉnh Quảng Ninh: Đề xuất khai thác 24 sản phẩm du lịch mới trong năm 2023 |
Trong 5 năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Quảng Ninh đã có những bước phát triển mới về chất. Các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập ngày càng được củng cố và phát triển, từng bước trở thành nền tảng vững chắc, thành tố quan trọng của xã hội học tập. Tổ chức khuyến học được phủ khắp các xã, phường, làng bản, vùng sâu, vùng xa, với trên 454.945 hội viên, chiếm 32,9% dân số (nằm trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ cao của cả nước).
Phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” và “khu dân cư hiếu học” đã trở thành một phong trào được cả hệ thống chính trị tham gia và toàn dân tích cực hưởng ứng. Đến nay, toàn tỉnh có 251.377 gia đình được công nhận là “gia đình hiếu học”, chiếm 72% so với tổng số gia đình trên địa bàn tỉnh; 1.010 dòng họ được công nhận là “dòng họ hiếu học”, chiếm 63% so với tổng số dòng họ trên địa bàn tỉnh; 1.259 khu dân cư được công nhận là “khu dân cư hiếu học”, chiếm 86,2% so với tổng số khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, phát biểu tại hội nghị. |
Phong trào phát triển đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về xã hội hóa giáo dục, tranh thủ các điều kiện vật chất cho sự phát triển của giáo dục, thúc đẩy gia đình chăm lo cho con em học tập, khuyến khích tài năng trẻ, giúp đỡ con em gia đình nghèo được học, hàng vạn học sinh đã bỏ học trở lại lớp, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong nhà trường. Phong trào đã khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tạo động lực thúc đẩy người lớn, người lao động tham gia học tập và học tập suốt đời, làm nền tảng cho việc hình thành xã hội học tập.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng đã ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà Hội Khuyến học tỉnh đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học” và “khu dân cư hiếu học”.
Ông Hùng đề nghị trong thời gian tới, tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng xã hội học tập và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời. Hội Khuyến học tỉnh cần đặc biệt quan tâm công tác khuyến học, khuyến tài; nâng cao chất lượng mô hình học tập, gia đình học tập, cộng đồng học tập; đặc biệt tập trung xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và khu dân cư hiếu học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm mang lại công bằng giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh.
![]() |
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao Bằng khen của Trung ương Hội cho các mô hình học tập thuộc Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh. |
Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nói chung, công tác xây dựng gia đình, dòng họ, đơn vị, khu dân cư hiếu học nói riêng, phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường xây dựng các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập một cách hiệu quả và thực chất hơn nữa; gắn chặt việc xây dựng các mô hình học tập đã được triển khai từ giai đoạn trước với việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các mô hình học tập mới trong xã hội như “công dân học tập”, “huyện học tập”, “tỉnh học tập”. Cần có quyết tâm lớn trong việc phấn đấu để đến cuối giai đoạn tới, tỉnh Quảng Ninh sớm trở thành “tỉnh học tập” và một số thành phố trực thuộc tỉnh được đăng ký và công nhận là thành viên của “mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Các tổ chức đảng và đảng viên phải thực sự gương mẫu trong việc xây dựng xã hội học tập. Mỗi người dân là 1 nhân tố gương mẫu trong xây dựng xã hội học tập. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh cần vào cuộc tích cực hơn nữa trong việc xây dựng chương trình, học liệu và hình thức đào tạo nhằm không chỉ đón đầu xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn tích cực tham gia trực tiếp hoặc phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục thường xuyên để đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động tại các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, kinh doanh. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội phải đưa nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tại hội nghị, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen cho 42 mô hình học tập thuộc Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 69 gia đình, dòng họ, đơn vị, khu dân cư hiếu học có thành tích xuất sắc 5 năm giai đoạn 2017-2022.
Nhân dịp này, 82 gia đình hiếu học, 28 dòng họ hiếu học, 38 đơn vị hiếu học, 37 khu dân cư hiếu học trên địa bàn tỉnh được công nhận danh hiệu mô hình học tập xuất sắc 5 năm 2017-2022.
Tin mới nhất

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Thêm nguồn lực để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer
