Trang phục truyền thống dân tộc Cor: Sáng tạo, thẩm mỹ và gần gũi với thiên nhiên
Dân tộc - Văn hóa Thứ ba, 08/11/2022 - 16:57
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor |
Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của dân tộc Cor không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hóa, bản sắc riêng của cộng đồng. Đặc biệt trang phục truyền thống của người Cor thể hiện ý thức, tình cảm của mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.
![]() |
Trang phục của dân tộc Cor thể hiện nét văn hóa, bản sắc riêng |
![]() |
Nam giới dân tộc Cor thường cởi trần đóng khố |
Đối với trang phục đời thường của dân tộc Cor, nam giới thường ở trần, đóng khố. Khố thường có màu xanh hoặc màu đen có ít dải hoa văn. Khố có chiều rộng khoảng từ 25 - 30 cm và có chiều dài khoảng 3,5 - 4,0m, khi trời lạnh thường khoác thêm tấm choàng buộc thắt ở trước ngực. Trang phục truyền thống nam giới dân tộc Cor tuy đơn giản nhưng tạo nên được sự khỏe khoắn phong trần của người con của núi rừng Tây Nguyên.
Trang phục truyền thống của thiếu nữ Cor được dùng trong trong cuộc sống hằng ngày nhờ sự thoải mái và hài hòa với môi trường thiên nhiên. Trong đó, trang phục đời thường của phụ nữ dân tộc Cor thường có áo màu trắng, váy xanh đen, các đường viền trang trí thường dùng màu xanh, đen hoặc màu trắng.
![]() |
Trang phục đời thường của phụ nữ dân tộc Cor thường có áo màu trắng, váy xanh đen |
Phụ nữ Cor thường mặc áo yếm hoặc áo cộc tay, váy thường vấn và giắt mối bên hông. Trên lưng thường mang gùi phục vụ lao động sản xuất hằng ngày. Trai, gái Cor không những đảm đang, tháo vát cần cù lao động mà đôi tay còn rất khéo léo. Sau thời gian lao động nương rẫy hàng ngày, những cô gái Cor còn xuống suối bắt cá, hái rau rừng, còn các chàng trai dùng nỏ lên rừng săn bắt con chim, con sóc mang về sử dụng làm thức ăn hàng ngày.
Trang phục lễ hội của dân tộc Cor thì càng được chăm chút và cầu kỳ hơn. Trong ngày hội buôn làng, nam mặc xà pôn và đóng khố, xà pôn là 1 tấm thổ cẩm hình chữ nhật tương đối rộng phủ đến đùi và dài đến gần bắp chân. Tấm thổ cẩm này thường có nền đen, các dải hoa văn ngang dọc trên mặt vải, tua trang trí màu đỏ ở dọc biên và cuối khố. Khi mặc cố ý để lộ một bên vai, ngực và đùi thể hiện sự mạnh mẽ, khoe được sự vạm vỡ các cơ bắp săn chắc. Và những chàng trai dân tộc Cor càng hấp dẫn hơn khi họ biểu diễn với trống, chiêng, đặc biệt trong màn đấu chiêng.
![]() |
Các cô gái Cor uyển chuyển trong điệu múa |
Trang phục lễ hội của người phụ nữ dân tộc Cor khá rực rỡ. Áo váy luôn mới và đẹp đi cùng là đồ trang sức cầu kỳ và đắt giá. Trong đó nổi trội nhất là các loại chuỗi cườm ngũ sắc, gồm có cườm đầu, cườm cổ, cườm hông và có các tua màu góp phần tô thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Cor. Đẹp nhất là những chuỗi cườm ở hông, chúng được buộc chặt với nhau để vừa cùng tôn tạo sắc màu vừa hiện rõ hơn đường cong quyến rũ của cơ thể của người phụ nữ.
Trong ngày hội buôn làng, chúng ta sẽ thấy được sự dịu dàng uyển chuyển của các cô gái trong điệu múa cà đáo, sự vạm vỡ, lực lưỡng cơ bắp với tiếng chiêng ngân vang cả núi rừng với đôi tay khéo léo của chàng trai.
![]() |
Phụ nữ Cor trong trang phụ truyền thống |
Ngày nay, trang phục truyền thống của dân tộc Cor thường mặc trong các lễ hội của buôn làng, các dịp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Đặc biệt với phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ người Cor thích mặc trang phục truyền thống vì không những làm tôn thêm vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của người con gái, mà còn góp phần vào việc giữ gìn nét truyền thống lâu đời của tổ tiên để lại và bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa của người Cor.
Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa
