Vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia bầu cử
Dân tộc - Văn hóa Thứ hai, 17/05/2021 - 11:29
Bộ Nội vụ vừa ban hành Công văn số 1563/BNV-TGCP gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về việc vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tích cực tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Công văn nêu rõ, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện trọng đại đối với cử tri cả nước, trong đó có đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Đây là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Cuộc bầu cử thành công góp phần tích cực vào xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân Việt Nam, trong đó có chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Quyền và nghĩa vụ đó không chỉ thể hiện trong ngày bầu cử, mà còn được minh chứng trong suốt quá trình tham gia đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu.
![]() |
Việc tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân Việt Nam |
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 14 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển và từ khóa I đến khóa XIV đều có chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo tham gia. Các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo được Giáo hội giới thiệu, nhân dân lựa chọn bầu vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những người ưu tú, có nhiều đóng góp trong công tác lập pháp và sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn thể hiện rõ trách nhiệm của người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nói chung và của đồng bào tôn giáo nói riêng.
Trên tinh thần ấy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng kêu gọi các chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống tốt đẹp, góp phần vào thành công cuộc bầu cử sắp tới; Đồng thời đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
Thứ nhất, phổ biến cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân đối với đất nước; khẳng định rõ đây là công việc quan trọng của mọi tầng lớp nhân dân, là nơi để cử tri, trong đó có chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo phát huy quyền làm chủ, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Thứ hai, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ trong độ tuổi theo quy định của pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia bầu cử. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang truyền thông của Giáo hội hoặc thông qua các buổi lễ, các buổi sinh hoạt tôn giáo để động viên, hướng dẫn tín đồ; nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử và sáng suốt lựa chọn những đại biểu ưu tú bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương để phục vụ Nhân dân, xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Thứ ba, tham gia cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có đạo hạnh và uy tín với quần chúng nhân dân, với tổ chức tôn giáo; có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc, là những công dân tốt, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; có năng lực, sức khỏe và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ tư, hướng dẫn, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thường xuyên nêu cao cảnh giác, không nghe theo sự xúi giục, kích động, lôi kéo của các phần tử xấu; chủ động kịp thời thông tin tới các cơ quan chức năng và tham gia đấu tranh, phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động phá hoại cuộc bầu cử.
Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) trân trọng đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo hướng dẫn để toàn thể cử tri là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo đi bầu cử, góp phần để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra thành công và thực sự là ngày hội của toàn dân.
Tin mới nhất

Độc đáo nét đẹp nhà sàn người Mường ở xứ Thanh

Quảng Ninh: Hiệu quả trong phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống các dân tộc

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác

Độc đáo tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người dân tộc Thái ở xứ Thanh
Tin cùng chuyên mục

Đưa điệu múa cổ truyền của người Cơ Tu vào phát triển du lịch

Kon Tum: Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang lần thứ nhất năm 2022

Quảng Nam: Vinh danh nghề truyền thống tại “Nét hoa nghề Hội An”

Phong phú sản vật của đồng bào vùng cao tại Quảng Nam

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao: Tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống

Lễ dâng y tắm mưa, cầu một mùa an cư bình an

Giao thoa, lan toả văn hóa dân tộc - nhìn từ Festival Huế 2022

Đắk Nông: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Làng Văn hóa: Nơi bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày

Hoà chung vũ điệu “Tung Tung Za Zá” tại Khu du lịch Núi Thần Tài

Quảng bá văn hóa Tây Nguyên thông qua bích họa đường phố

Xã miền núi tỉnh Quảng Bình: Chờ điện sáng ở miền Di sản

Cồng chiêng: Nét văn hóa độc đáo của người Mường

Thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia

Du lịch ở Nặm Đăm đang nhộn nhịp trở lại

Gần 22.000 người dân tộc Mường sẽ được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống trong năm 2022

Xòe Thái trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

Tiếp tục lan toả những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam
