Cô gái Thái năng động của bản làng

Khoảng 5 - 7 năm trước, đa phần các cô gái Thái của bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chỉ như là cái bóng của chồng, lặng lẽ làm mọi việc nơi góc bếp, nhưng nay nhờ cơn gió du lịch cộng đồng về bản họ trở nên xông xáo hơn và tự tin vươn lên làm chủ kinh tế.

Cũng giống như ở nhiều bản làng khác, làm nông nghiệp ở bản Vặt là công việc vất vả đối với gia đình chị Lường Thị Hồng Tươi. Thu nhập của gia đình dựa vào nông nghiệp nên chỉ đủ chi tiêu hàng ngày. Thậm chí, nếu vụ mùa thất bát nghĩa là gia đình chị sẽ không lo đủ được những thứ cần thiết. Do phụ thuộc vào nông nghiệp không ổn định nên hầu như nam giới là người đưa ra các quyết định trong gia đình, vì họ được coi là người mang lại thu nhập chính.

Cô gái Thái năng động của bản làng
Phụ nữ dân tộc Thái đã tự tin làm chủ sinh kế để không bị phụ thuộc

Thật may, bản Vặt là vùng đất có nhiều thế mạnh để làm du lịch cộng đồng, nhờ vào cảnh quan, các giá trị truyền thống còn được lưu giữ. Năm 2018, Tổ chức AOP của Chính phủ Úc tại Việt Nam – chuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ các cộng đồng nghèo khó và dễ tổn thương quyết định phối hợp với Ban quản lý dự án Great tỉnh Sơn La quyết định triển khai dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua phát triển du lịch cộng đồng” (GROW) tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ trong giai đoạn 2019-2020.

Các hoạt động của dự án của AOP bao gồm phát triển kĩ năng dịch vụ du lịch, kinh doanh và tiếp thị, nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo tổ nhóm, kết nối thị trường với các đại lý du lịch và công ty lữ hành, thiết lập công cụ tín dụng giúp các hộ dân xây mới hoặc nâng cấp homestay cũng như tăng nhận thức về bình đẳng giới. Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua du lịch cộng đồng” đặt mục tiêu sẽ mang lại gần 100 việc làm mới và tăng thu nhập cho 450 phụ nữ dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, dự án cũng kì vọng 80% chị em phụ nữ tham gia sẽ tăng sự tự tin, nhiệt tình và tự tôn.

Sau khi có hỗ trợ vay vốn để sửa sang nhà ở và hướng dẫn kỹ thuật của dự án AOP, 15 hộ gia đình tại bản Vặt mở dịch vụ homestay chuyên đón khách lưu trú và ăn uống. Chị Lường Thị Hồng Tươi – chủ homestay Hoa Mộc Miên bày tỏ, thông qua các buổi tập huấn của AOP, vợ chồng chị sớm bắt nhịp với hoạt động du lịch, tự tin tiếp đón khách; tính toán và mở rộng thêm vườn trồng dâu tươi, ngoài vườn mận để phục vụ khách trải nghiệm làm nông nghiệp ngay tại homestay.

Tiếng lành đồn xa, chưa đầy 1 năm, homestay Hoa Mộc Miên của gia đình chị Tươi được khá đông khách du lịch khắp mọi miền biết đến.“Thời gian đầu ít khách, nhưng đến giờ đông hơn, nhất là dịp giữa năm 2020, homestay luôn trong tình trạng full phòng. Nhờ sự yêu mến của mọi người, rồi qua mạng xã hội lượng khách đến bản Vặt cũng như các homestay trong bản đã đa dạng hơn, từ hầu hết các tỉnh khu vực phía Bắc”- chị Tươi phấn khởi nói.

Cô gái Thái năng động của bản làng
Chị Lường Thị Hồng Tươi- điển hình làm kinh tế giỏi của bản Vặt

Với thời gian ngắn cầm tay chỉ việc của AOP, các hộ dân đã bắt tay làm du lịch khá trơn tru và chuyên nghiệp, đời sống kinh tế biến chuyển rõ nét. Điển hình như cuộc sống của gia đình chị Lường Thị Hồng Tươi so với nhiều hộ trong bản đã có những bứt phá rất ấn tượng. Hiện, ngoài là chủ homestay có tiếng ở Mộc Châu, chị còn là trưởng nhóm du lịch cộng đồng của bản Vặt, vì vậy, thay vì rụt rè nép mình sau bậu cửa như trước đây, giờ chị có thể chủ động tự lên thực đơn rồi nấu nướng đón khách, tự hạch toán sổ sách chi tiêu, chụp hình rồi viết quảng cáo trên facebook...

Theo đánh giá của các chuyên gia AOP, với hỗ trợ của AOP và nhất là chính sự cởi mở của bà con nên mô hình du lịch cộng đồng đã sớm phát huy hiệu quả, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của bản Vặt, giúp 15 hộ gia đình, nhiều phụ nữ Thái tham gia làm kinh tế từ dịch vụ này.

Mặc dù, làm du lịch như “làm dâu trăm họ”, khó cả với những người được đào tạo bài bản, huống hồ là với bà con vừa làm nông vừa tranh thủ làm du lịch. Tuy vậy, bỡ ngỡ, khó khăn nào rồi cũng qua, chị Tươi và nhiều phụ nữ Thái của bản Vặt đang dần “lột xác", trở nên năng động, xông xáo, nhiệt huyết với nghề dịch vụ du lịch. Và quan trọng nhất như chị Tươi chia sẻ đó là chị và nhiều phụ nữ Thái đã tự tin làm chủ sinh kế để không bị phụ thuộc.

Với thuận lợi của nguồn sinh kế mới, chị Tươi đang rất sung sức, cầu thị, luôn lắng nghe từ những lời góp ý chân thành của du khách để cải thiện chất lượng dịch vụ của homestay và không ngừng học hỏi, hoàn thiện kỹ năng phục vụ để làm hài lòng du khách.

Cô gái Thái năng động của bản làng
Bản Vặt đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch

Bản làng nhỏ, yên bình trong vùng thung lũng trù phú của cao nguyên Mộc Châu níu chân du khách khi mùa hoa mơ, hoa mận nở trắng bạt ngàn đang dần chuyển mình từ ngày cộng đồng tham gia làm du lịch.

Kỳ vọng rằng chính sự năng động, bắt nhịp với cuộc sống mới như chị Lường Thị Hồng Tươi thì không xa nữa ngành công nghiệp không khói sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng đất này phát triển, là nguồn sinh kế bền vững cho mỗi gia đình, cho mỗi người dân.

Mô hình du lịch cộng đồng tại Mộc Châu với hướng đi hiệu quả đang góp phần đảm bảo việc làm và thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số đồng thời chia sẻ công bằng lợi ích cho cộng đồng; tạo quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua nâng cao năng lực và tiếp cận tốt hơn các nguồn lực để nắm bắt được các cơ hội từ du lịch cộng đồng.
Hoa Quỳnh

Tin mới nhất

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Hủ tục lạc hậu đã đẩy em thành người mẹ trẻ khi chưa rời ghế nhà trường. Em ước thời gian có thể quay trở lại để có thể “xé bỏ” những tục lệ hà khắc này.
Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Quảng Bình: Bà con đồng bào Rục vào vụ mùa gặt

Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, tuy nhiên vụ mùa Đông xuân của đồng bào Rục vẫn đạt năng suất cao nhờ áp dụng kỹ thuật chăm bón.
Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động