Gia Lai: Truyền lửa cho thế hệ trẻ giữ văn hóa cồng chiêng

Tại tỉnh Gia Lai, nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ đã được mở để bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng.
Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Nỗ lực bảo tồn văn hoá truyền thống

Cũng như nhiều địa phương khác tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Păh luôn chú trọng nỗ lực bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt giữ gìn văn hoá cồng chiêng.

Gia Lai: Truyền lửa cho thế hệ trẻ giữ văn hóa cồng chiêng
Nghệ nhân Alíp dạy các bạn trẻ xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) học đánh cồng chiêng

Điển hình như tại xã Chư Đang Ya hiện có 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Jrai, thời gian qua, xã Chư Đang Ya đã phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai và các Trung tâm đào tạo nghề mở các lớp truyền dạy cồng chiêng và múa xoang, thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Trong những ngày diễn ra lớp truyền dạy cồng chiêng và múa xoang truyền thống, khuôn viên nhà văn hóa xã Chư Đang Ya nhộn nhịp, đông vui. Người đến để học, người đến để cổ vũ, động viên con em mình. Khi tiếng cồng chiêng vang lên thì tất cả hòa vào nhịp chiêng, lắc lư theo điệu xoang mời gọi.

Nghệ nhân Alíp cho hay, tôi cố gắng hướng dẫn và truyền dạy tất cả những gì mình biết về kỹ thuật đánh cồng chiêng, múa xoang cho lớp trẻ. “Đây là di sản cha ông để lại, tôi mong lớp trẻ sẽ đam mê với nghệ thuật truyền thống vì bây giờ ít người muốn học, người dạy cũng ít dần đi. Tôi sợ phong tục của dân tộc mình mất đi nên cứ ở đâu mở lớp, ai muốn học tôi đều đi đến để dạy.” – Nghệ nhân Alíp nói thêm.

Trước đây, việc học cồng chiêng của người dân xã Chư Đang Ya chủ yếu xem và nghe người già trong làng biểu diễn rồi bắt chước. Từ ngày chính quyền địa phương vận động tham gia học tập, người dân đã tiếp cận những kỹ năng cơ bản về diễn tấu cồng chiêng và những điệu múa xoang truyền thống như ru em, già làng kể chuyện, mừng nhà mới….

Anh Nới-Làng Wet, xã Chư Đang Ya, một trong những học viên có năng khiếu và đam mê cồng chiêng nhất trong lớp học đợt này. Anh Nới chia sẻ, sau khóa học, anh sẽ tiếp tục tham gia lớp trình diễn cồng chiêng chuyên sâu tại Trường Cao đẳng Gia Lai để có thể đứng lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ. “Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ lớp cha ông để lại, nhất là học những bài đánh cồng chiêng, bài xoang có nguy cơ thất truyền, từ đó lưu lại để truyền đạt cho con em mình sau này”. - Anh Nới nói thêm.

Gia Lai: Truyền lửa cho thế hệ trẻ giữ văn hóa cồng chiêng
Các học viên lớp học cồng chiêng, múa xoang xã Chư Đang Ya-huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai)

Ông Nguyễn Văn Nội - Chủ tịch UBND xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh cho biết, đến bây giờ kỹ năng đánh cồng chiêng của 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã rất thuần thục và rất hay. Những đội cồng chiêng, múa xoang này sẽ là những hạt nhân phục vụ tại các lễ, tết, lễ hội được tổ chức trên địa bàn.

"Thắp lửa" tình yêu cồng chiêng cho giới trẻ

Khác với cách làm của mở các lớp dạy cồng chiêng và múa xoang, những người cao tuổi, già làng, nghệ nhân tâm huyết ở làng Kte-kchăng (xã Đak Song, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) lại chọn việc khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ để những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một.

Theo đó, năm 2018, anh Đinh A Lênh và già Đinh Blin cùng với một vài nghệ nhân của làng bàn nhau về việc thành lập đội chiêng thanh-thiếu niên để khơi dậy tình yêu âm nhạc dân tộc trong lòng thế hệ trẻ. Đồng thời hi vọng các thành viên của đội chiêng nhí, sẽ đứng lên thay thế những người nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy lại cho các thế hệ sau để lưu giữ văn hóa dân tộc.

“Những ngày đầu thành lập, đội chiêng nhí chỉ có 4 cháu đi học. Tuy số lượng rất ít nhưng chúng tôi vẫn mang chinh, chiêng ra để dạy cho chúng cách đếm nhịp, thẩm âm, cách đánh nhạc,… Cũng từ đó, người làng bắt đầu động viên con trẻ đi học nhiều, đến nay đội chiêng nhí đã có 16 cháu tham gia, hầu hết là các cháu học lớp 6-9. Đàn ông trong làng sẽ dạy các cháu nam đánh chiêng, còn đàn bà thì sẽ dạy cho các cháu nữ múa xoang” - Anh Đinh A Lênh cho biết.

Gia Lai: Truyền lửa cho thế hệ trẻ giữ văn hóa cồng chiêng
Anh Đinh A Lênh-hướng dẫn các em nhỏ đánh chiêng

Nghe lời kêu gọi của những nghệ nhân trong làng tham gia học đánh chiêng, em Đinh Hoàng đến nay đã thành thạo trong việc đánh chiêng, gõ trống, em Đinh Hoàng chia sẻ, từ nhỏ em thấy các ông, các chú trong làng đánh chiêng trong những ngày lễ hội em thích lắm. Năm 2018, nghe các chú kêu gọi học đánh chiêng, em cũng xin bố mẹ để tham gia vào lớp này.

“Ban đầu học em thấy cũng khó, nhưng khi quen rồi thì đội chiêng chỉ cần nhìn nhau, nghe theo tiếng nhạc là vào nhịp rất dễ. Ngoài đánh chiêng ra em còn được các ông, các chú dạy đánh trống, khi đội chiêng đi biểu diễn thì em sẽ nhận nhiệm vụ này”. – Em Hoàng bộc bạch.

Được sự dìu dắt, dạy dỗ của những người tâm huyết với văn hóa cồng chiêng mà đến nay đội chiêng nhí của làng Kte-Kchăng đã thuộc và biết đánh rất nhiều bài chiêng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Ba Na như lễ cúng mừng lúa mới, lễ bỏ mả… Cùng với đội chiêng lớn, đội chiêng nhí cũng tham gia vào rất nhiều hoạt động văn hóa cồng chiêng do huyện, tỉnh tổ chức.

Nói về mong muốn trong thời gian tới, anh Đinh A Lênh bộc bạch: Tôi mong muốn thời gian tới các nét văn hóa dân tộc như cồng chiêng, múa xoang, đan lát, dệt vải, tạc tượng… ngày càng phát triển hơn nữa. Bản thân tôi cũng luôn cố gắng tạo nên nguồn cảm hứng, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong làng cùng chung tay bảo tồn văn hóa dân tộc ngay tại chính mảnh đất mình sinh ra, để văn hóa người Ba Na luôn trường tồn với thời gian.

Phúc Lâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.
Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động